Cụ thể, 130 người trong danh sách S (an ninh nhà nước), 16 người trong danh sách cực đoan Hồi giáo và "hàng chục phần tử cực đoan thân cận với các nhóm Hồi giáo, cực tả và cực hữu" đã bị từ chối cấp phép, Bộ trưởng Nội vụ cho biết. Tổng cộng gần 1 triệu người, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, nhà báo, tình nguyện viên, nhân viên an ninh tư nhân và thậm chí cả cư dân địa phương tại Lễ khai mạc, những người tham gia bất kỳ cách nào tại Olympic Paris (26/7-11/8) và Paralympic (28/8-8/9) sẽ phải trải qua kiểm tra an ninh trước và cần mã QR để di chuyển trong một số khu vực nhất định.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, "đây là thời điểm thích hợp" để đạt được mục tiêu này trước khi Olympic bắt đầu. "30 ngày trước khi sự kiện bắt đầu, số người bị loại trừ khỏi tổ chức là 2.720 người", ông Darmanin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Le Parisien-Today in France.
Vào đầu tháng 4, 800 người đăng ký tình nguyện cho Thế vận hội 2024 đã bị từ chối, trong đó có 15 người được nhận định là mối đe dọa tiềm tàng. Một nghìn nhân viên an ninh tư nhân cũng bị từ chối, trong đó có 102 người có tiền án. Tháng 1 năm ngoái, Ủy ban Tổ chức Thế vận hội 2024 cũng nói “không” với 13 người được chọn làm người cầm đuốc từng có tiền án, một số liên quan đến buôn bán ma túy và 1 người bị nghi ngờ thuộc về một nhóm Hồi giáo.
Bắt đầu với Lễ khai mạc vào ngày 26/7, sẽ diễn ra trong một cuộc diễu hành khoảng 160 chiếc thuyền trên sông Seine ở trung tâm Paris thay vì trong sân vận động. Do vậy, an ninh đã trở thành một vấn đề đau đầu đối với các nhà chức trách. Hiện tại, Ủy ban Tổ chức Paris 2024 đang tập trung vào một số vấn đề an ninh chính: Hoạt động tội phạm mạng, phá hoại của tin tặc, gián điệp và hoạt động gây ảnh hưởng do nhà nước tài trợ, bạo loạn dân sự và các cuộc biểu tình gây rối và mối đe dọa khủng bố.