IOC bảo vệ sự tham gia của các vận động viên Israel tại Thế vận hội 2024

Cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa Israel và Palestine cũng đang ảnh hưởng đến thế giới thể thao. Điều này được thể hiện rõ ràng, chẳng hạn như việc câu lạc bộ bóng rổ Maccabi Tel Aviv phải chuyển sân nhà đến Pionir (Belgrade - Serbia) để thi đấu giải EuroLeague và việc 3 đội tuyển Israel (Bnei Herzliya, Ironi Ness Ziona và Hapoel Galil Elyon) rút khỏi FIBA Champions League.

bach-1699328331.jpg
Ông Thomas Bach tại phát biểu tại Lễ tưởng nhớ vụ tấn công khủng bố trong Thế vận hội Munich 1972

Bạo lực leo thang, được đánh dấu bởi các cuộc giao tranh và ném bom hàng ngày kể từ ngày 7/10, khi Hamas (một tổ chức bị Liên minh châu Âu coi là khủng bố) thực hiện hành động quân sự trên lãnh thổ Israel khiến hàng trăm người thiệt mạng, đã thúc đẩy một phản ứng dẫn đến hơn 10.000 thương vong ở các vùng lãnh thổ Palestine, theo số liệu chưa được xác nhận do tổ chức cung cấp.

Trong bối cảnh đó, thế giới thể thao và các vận động viên đang hướng về Olympic Paris 2024 sắp diễn ra. Về vấn đề này, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã lên tiếng về cả khía cạnh thể thao và an ninh. Hãng thông tấn Đức - DPA - đã tiết lộ tuyên bố từ một phát ngôn viên, đảm bảo rằng, IOC sẽ không tham gia vào bất kỳ hành vi phân biệt đối xử nào đối với các vận động viên Israel.

Hơn nữa, Người phát ngôn này còn nói: "IOC cam kết trách nhiệm cá nhân và các vận động viên không thể chịu trách nhiệm về hành động của Chính phủ của họ. Nếu không, hành động nhanh chóng sẽ được thực hiện, như trường hợp ở Olympic Tokyo 2020".

Tại Thế vận hội Tokyo 2020, bị hoãn lại 1 năm do COVID-19, vận động viên môn Judo người Algeria - Fethi Nourine - đã rút lui để tránh một cuộc đối đầu tiềm tàng với vận động viên người Israel - Tohar Butbul - dẫn đến việc IOC áp dụng lệnh cấm 10 năm đối với vận động viên và huấn luyện viên của anh ta.

Về an ninh, đáng nhớ lại một trong những sự cố bi thảm nhất trong lịch sử Olympic. Vào ngày 5/9/1972, tại Thế vận hội Munich, các chiến binh Palestine đã bắt giữ 11 thành viên của phái đoàn Israel làm con tin tại Làng Olympic. Những kẻ tấn công tuyên bố là một phần của phong trào Tháng Chín Đen và đòi thả các tù nhân Palestine bị giam giữ tại Israel. Sự cố kết thúc bằng một cuộc can thiệp của cảnh sát, một số con tin bị chết, 1 cảnh sát và 5 trong số 8 kẻ tấn công bị thiệt mạng.

maria-zakha-1699328358.jpg
Bà Maria Zakharova - Giám đốc Bộ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga

Trong bối cảnh đó, Pháp hiện đang ở mức cảnh báo chống khủng bố cao nhất. Ban Tổ chức Olympic 2024, dưới sự lãnh đạo của Toni Estanguet, đã nhấn mạnh, an ninh là một phần không thể thiếu của dự án ngay từ đầu.

Tuy nhiên, tuyên bố của IOC về việc các vận động viên không bị buộc phải chịu trách nhiệm về các quyết định của các nhà lãnh đạo đất nước họ đã phải đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Nga, bởi vì họ tin rằng, có sự áp dụng tiêu chuẩn kép, khi các vận động viên của Nga bị loại khỏi Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh và cũng sẽ không được tham gia Thế vận hội Paris do cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine.

Trên thực tế, IOC khuyến nghị các Liên đoàn cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham gia các giải đấu với tư cách trung lập, nhưng lại đình chỉ Ủy ban Olympic Nga (ROC) hồi tháng 10 “vì đã công nhận các Hội đồng Olympic các khu vực Donetsk, Kherson, Lugansk và Zaporizhia, vi phạm Điều lệ Olympic”. “Chúng tôi yêu cầu IOC bác bỏ rõ ràng và dứt khoát việc áp dụng tiêu chuẩn kép và phải đối xử bình đẳng với tất cả các vận động viên mà không có ngoại lệ, không phân biệt vì bất kỳ lý do gì”, bà Maria Zakharova - Giám đốc Bộ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga - tuyên bố.

Phương Hạnh (Inside the Games)