Vận động viên Nur Sabri sẽ mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho Malaysia tại SEA Games 31?

Nhảy cầu được xác định sẽ là môn đầu tiên có huy chương tại SEA Games 31. Theo lịch, nhảy cầu diễn ra trong 4 ngày, từ 8 đến 11/5/2022 tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình (Hà Nội), đồng nghĩa với việc nhảy cầu sẽ kết thúc trước cả khi Lễ khai mạc SEA Games 31 được tiến hành. Môn này có 8 nội dung với sự góp mặt của 7 quốc gia gồm: Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Singapore, Philippines và Việt Nam.

malaysia-1-1651991427.jpg
Nur Sabri sẽ mang về tấm HCV đầu tiên cho Malaysia tại SEA Games 31

Chính vì vậy, vận động viên giành được huy chương vàng đầu tiên ở môn nhảy cầu cũng là chính là người giành tấm huy chương vàng đầu tiên tại SEA Games 31. 

Số lượng quốc gia dự môn này tăng thêm một so với SEA Games 30 khi Campuchia, chủ nhà SEA Games 32 (2023) góp mặt. Gần 3 năm trước, môn này chỉ được chủ nhà Philippines đưa vào thi đấu 4 nội dung là: đơn nữ cầu mềm 3m, đơn nam cầu mềm 3m, đôi nữ cầu mềm 3m và đôi nam cầu mềm 3m.

Ở môn nhảy cầu, Malaysia được đánh giá mạnh nhất ở môn này và được dự đoán sẽ thâu tóm cả 8 huy chương vàng tại SEA Games 31.

Nội dung đầu tiên đơn nữ cầu mềm 1m có sự góp mặt của vận động viên, Nur Dhabitah Sabri (Malaysia), tuyển thủ có vinh dự được trao nhiệm vụ cầm cờ Malaysia trong Lễ khai mạc SEA Games 31 và có khả năng Nur Dhabitah Sabri sẽ là người giành huy chương vàng đầu tiên của Đại hội lần này và cũng sẽ là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho Malaysia tại SEA Games 31.

Nur Dhabitah Sabri được đánh giá là nữ vận động viên nhảy cầu xuất sắc nhất Đông Nam Á. Dhabitah (sinh 12/7/1999) sở hữu bộ sưu tập thành tích “khủng” khi đã giành tới 4 huy chương vàng ở 4 kỳ SEA Games gần đây nhất (2013-2015-2017 và 2019) ở các nội dung cầu mềm 3m đơn, đôi nữ và cả cầu cứng 10m.

Dhabitah từng giành 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng tại ASIAD 2018, giành 3 huy chương đồng tại Đại hội Thể thao các khối thịnh vượng chung, được trao vinh dự thắp đài lửa Lễ khai mạc SEA Games 29 trên sân nhà năm 2017. Cô cùng từng giành quyền tham dự hai kỳ Olympic là Rio 2016 (Brazil, xếp hạng 5 đôi nữ cầu mềm 3m) và đặc biệt suýt giành huy chương Olympic Tokyo 2020 (Nhật Bản, tháng 8/2021, lùi do dịch COVID-19) khi xếp hạng 4 nội dung đơn nữ cầu mềm 3m).

Với cơ hội mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Malaysia tại SEA Games 31, vận động viên Nur Dhabitah Sabri đã có chia sẻ ngay trước khi tham gia tranh tài trong ngày 8/5 ở Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình. "Tôi muốn tập trung vào màn trình diễn của mình. Hiện tôi chưa muốn nghĩ tới tấm huy chương vàng hay bất cứ thứ gì khác".

Dù có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở các giải đấu lớn nhưng Dhabitah Sabri thừa nhận rằng cô luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi bước lên bục nhảy. Cô chia sẻ thêm: "Tôi luôn có chung cảm xúc ở tất cả các giải đấu. Tôi biết rằng mình phải vượt qua cảm giác lo lắng. Tại Olympic Tokyo, tôi đã thành công. Tôi đã vượt qua được cảm giác đó. Hy vọng ở SEA Games 31 cũng vậy".

Ngoài Nur Dhabitah Sabri nhảy cầu Malaysia còn cử những vận động viên danh tiếng của của mình, từng thi đấu nhiều giải quốc tế như Kimberly Bong Qian Ping, Chew Yiwei và Ooi Tze Liang. 

Đ.H