Luật Quảng cáo
Nâng cao thành tích của Thể thao Việt Nam: Cần phải có thời gian, có sự đầu tư lớn, bài bản, khoa học và lâu dài
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai thực hiện tinh thần chỉ đạo Kết luận 70 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới cũng như Chiến lược phát triển thể dục thể thao mới được Chính phủ ghi nhận. Việc cải thiện, nâng cao thành tích của Thể thao Việt Nam cần phải có thời gian và có sự đầu tư lớn, bài bản, khoa học và lâu dài.
Ngành Văn hóa đã chuyển biến tư duy từ làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, đạt nhiều kết quả tích cực
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách; phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; các Bộ, ngành, địa phương kịp thời phát hiện nhiều điểm nghẽn, nhiều vấn đề bất cập cần phải bổ sung để hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo
Tiếp theo chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 37, sáng ngày 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Theo dự thảo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo của Trung ương, địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo...
Hoàn thiện các quy định về hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng
Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo nhận được sự quan tâm của các thành viên Chính phủ
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì) nhận được sự quan tâm của các thành viên Chính phủ về các nội dung liên quan diện tích quảng cáo trên báo in; thời lượng quảng cáo trên truyền hình, báo nói; việc cấp giấy phép công trình xây dựng quảng cáo; đặc biệt là về quảng cáo xuyên biên giới…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo: Tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính
Quảng cáo là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tổ chức truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo giai đoạn 2023 – 2025".
Sử dụng từ ngữ rõ ràng, cụ thể khi xây dựng các quy định pháp luật về quảng cáo
Các đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cho rằng, cần bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ khi xây dựng các quy định pháp luật về quảng cáo. Trường hợp không thể cụ thể hóa trong luật thì phải có quy định chuẩn rõ ràng để tránh tình trạng một khái niệm được hiểu theo các nghĩa khác nhau.