Một điều đã được ghi nhận rõ ràng là các quốc gia đăng cai Thế vận hội có lợi thế sân nhà và có xu hướng giành được nhiều huy chương hơn. Các quốc gia như: Australia (Sydney 2000), Hy Lạp (Athens 2004), Trung Quốc (Bắc Kinh 2008) và Vương quốc Anh (London 2012) đều thi đấu tốt hơn trong Thế vận hội trên sân nhà và ở kỳ trước đó. Họ cũng nhận được nhiều đầu tư hơn và hưởng lợi từ cách tiếp cận chiến lược quốc gia hơn để phát triển thể thao đỉnh cao. Nhật Bản và Brazil là những quốc gia trong mẫu nghiên cứu đã tăng thị phần thành công của họ sau khi tăng đầu tư trong giai đoạn 2001-2012.
Brazil giành được 19 huy chương tại Rio 2016 ở 12 môn thể thao khác nhau. Với cách tiếp cận chiến lược quốc gia ngày càng tăng đối với chính sách phát triển thể thao ưu tú, Brazil có thể cải thiện thành tích huy chương trong tương lai. Brazil cũng là một ví dụ điển hình cho thấy, việc biến các khoản đầu tư vào thể thao đỉnh cao thành thành công cần có thời gian. Tiền bạc không là yếu tố duy nhất đảm bảo thành công mà còn là cách chi tiêu số tiền đó. Điểm yếu chính của Brazil là không có kế hoạch tổng thể, không có sự lãnh đạo và phối hợp rõ ràng để thành công trong thể thao đỉnh cao trong thời gian ngắn. Brazil có nguồn tài trợ đáng kể nhưng việc phân bổ nguồn tài trợ vẫn còn khá thiếu định hướng. Các yếu tố như huấn luyện viên, tài năng và cơ sở vật chất đều hạn chế. Tham gia thể thao quốc tế là một sự phát triển lâu dài nhưng cũng là tiêu chí đạt điểm thấp.
Nhật Bản vượt trội hơn Brazil trên cả các tiêu chi so sánh, ngoại trừ lĩnh vực tham gia thể thao quốc tế, nơi cả 2 quốc gia đều có thành tích dưới mức trung bình. Tổng ngân sách cho thể thao đỉnh cao (208 triệu euro) là cao thứ hai chỉ sau Hàn Quốc. Điểm mạnh tương đối của Nhật Bản nằm ở nghiên cứu và đổi mới, cơ sở vật chất đào tạo (trung tâm huấn luyện quốc gia ở Tokyo và 22 trung tâm đào tạo chuyên ngành cho từng môn thể thao), và thi đấu (quốc tế). Nhật Bản trước khi đăng cai Olympic Tokyo đã giành được 11 huy chương nhưng ở 11 môn thể thao khác nhau. Tại Thế vận hội 2020, họ giành tổng cộng 27 huy chương ở 14 môn thể thao.
Mỗi quốc gia có thành tích cao trong thể thao đỉnh cao đều có những tiêu chí mạnh riêng. Do đó, không có một bản thiết kế chung nào có thể đơn giản sao chép từ một bối cảnh này sang bối cảnh khác để đảm bảo thành công. Không có bộ Điểm then chốt, Yếu tố thành công then chốt hoặc các cách thức hay được công nhận nào có thể sao chép và áp dụng giữa các bối cảnh khác nhau. Do đó, vai trò thích hợp nhất của chính phủ là tạo điều kiện thay vì thực hiện. Thể thao thành tích cao là một môi trường năng động và chuyên môn hóa cao, không phù hợp với hệ thống quan liêu tiêu chuẩn theo mẫu có thể sao chép trên các hệ thống chính phủ quốc gia hoặc giữa các môn thể thao khác nhau. Thách thức then chốt đối với các quốc gia vẫn là tìm ra sự kết hợp phù hợp giữa các yếu tố và quy trình của hệ thống hoạt động tốt nhất trong bối cảnh và văn hóa của riêng họ, khuyến khích họ “học hỏi theo chuẩn mực” từ các đối thủ cạnh tranh thay vì chỉ đơn giản là so sánh với họ.
(Còn tiếp)