Định hướng phát triển Cổng dịch vụ công quốc gia - Thúc đẩy hình thành Chính phủ số

CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA - CPĐT

- Một cửa điện tử kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp (G2B, G2C): Nâng cao chất lượng, hiệu quả, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số.

- Quản trị công (G2G, G2E): Thúc đẩy cải cách hành chính; kết nối, chia sẻ dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động; giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả.

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

* Hỗ trợ, kết nối, tích hợp với hơn 100 đầu mối:

* 100% Bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; 63/63 tỉnh, thành phố;

* Ban Cơ yếu Chính phủ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;

* 15 Ngân hàng, Trung gian thanh toán

KẾ HOẠCH

* Dịch vụ BHTN;

* Khai sinh, khai tử;

* Tăng giảm lao động - BC lao động;

* Thanh toán BHYT theo Hộ gia đình;

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Bộ phận một cửa – trung tâm chuyển đổi số giải quyết TTHC:

Gắn kết việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa:

- Phân loại, chuẩn hóa giấy tờ, quy trình số hóa: Cổng Dịch vụ công quốc gia xây dựng, chia sẻ Danh mục tài liệu và các thông tin liên quan được chuẩn hóa;

- Tổ chức triển khai tại Bộ phận một cửa; Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu

2. Đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hoá trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính

- Liên kết tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương với tài khoản của Cổng Dịch vụ công quốc gia hình thành một tài khoản thống nhất, cho phép liên kết, chia sẻ dữ liệu của tổ chức, cá nhân.

- Tổ chức kết nối, chia sẻ giữa CSDL quốc gia, chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia, HTTT một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính nhằm hạn chế việc cung cấp lại các thông tin, tài liệu đã có trong các HTTT của CQNN.

3. Mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính

Đề xuất đưa vào triển khai tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với các thủ tục hành chính mà thông tin, dữ liệu phục vụ xem xét, thẩm định hồ sơ đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc trên cơ sở có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành.

4. Nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa

- Nghiên cứu, tổ chức triển khai các ki ốt thông minh tại Bộ phận Một cửa để tư vấn, hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính tự động mà không cần phải có sự hỗ trợ, tiếp nhận trực tiếp của cán bộ một cửa;

- Triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

5. Đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian thực

- Xây dựng Hệ thống đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) phân tích, hỗ trợ ra quyết định về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ; xác định các vấn đề cần cải cách, tham mưu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp, mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức làm cơ sở để xếp hạng, phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 

N.H