Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam: Cơ hội cho Thể thao Hải Phòng

Ngày 15/10, Chính phủ chính thức phê duyệt "Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”. Trong đó, thể thao thành tích cao có những mục tiêu rõ ràng, hoàn toàn phù hợp tiềm lực của Thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là cách thực hiện.

Tiêu chí rõ ràng 

Thể thao thành tích cao trong “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” chỉ rõ: đến năm 2030, mục tiêu cho thể thao thành tích cao (không tính bóng đá) giữ vững vị trí trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu SEA Games và trong nhóm 20 tại ASIAD (đoạt từ 5 đến 7 huy chương vàng); có huy chương tại các kỳ Olympic và Paralympic. Định hướng đến năm 2045, thể thao thành tích cao thường xuyên duy trì trong nhóm 2 đoàn dẫn đầu SEA Games, trong nhóm 15 đoàn dẫn đầu ASIAD, trong nhóm 50 đoàn dẫn đầu tại các kỳ Olympic. 

hp1-1732159439.jpg
Nội dung 4x400m nữ là trọng điểm đầu tư của điền kinh Việt Nam hướng tới ASIAD và Olympic

Mục tiêu đến năm 2030 được những người có trách nhiệm tính toán kỹ lưỡng, khi chỉ còn 2 kỳ ASIAD 2026, 2030, 1 kỳ Olympic 2028 và 3 kỳ SEA Games (2025, 2027, 2029). Với các kỳ SEA Games, kể từ năm 2003, Thể thao Việt Nam luôn ở tốp 3 khu vực, có 3 lần nhất toàn đoàn vào các năm: 2003, 2022, 2023, nhất là ở kỳ SEA Games 32 năm 2023 tổ chức ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với ASIAD, mục tiêu giành 5 đến 7 huy chương vàng phù hợp thực lực của Thể thao Việt Nam. Ngày 15/10, Chính phủ chính thức phê duyệt "Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”. Trong đó, thể thao thành tích cao có những mục tiêu rõ ràng, hoàn toàn phù hợp tiềm lực của Thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là cách thực hiện.

Tại ASIAD 2018, Thể thao Việt Nam đoạt 4 huy chương vàng, ASIAD 2022 đoạt 3 huy chương vàng nên các nhà hoạch định có cơ sở đề ra mức chỉ tiêu và đặt niềm tin. Riêng chỉ tiêu với Olympic đến năm 2030 là khó. Ngoài Olympic Rio 2016, Thể thao Việt Nam giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc xếp hạng 48 toàn đoàn, nhưng 2 kỳ Tokyo 2020, Paris 2024, Thể thao Việt Nam "trắng tay". Vì vậy, mục tiêu đặt ra có huy chương phải rất quyết liệt. Xa hơn, mục tiêu đến Olympic 2045, để ở tốp 50, Thể thao Việt Nam bắt buộc phải giành huy chương vàng. Tại Olympic Paris 2024, Bồ Đào Nha xếp thứ 50 với 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho thấy hành trình để duy trì vị trí ổn định trong nhóm 50 đoàn dẫn đầu, Thể thao Việt Nam phải có ít nhất 1 huy chương vàng Olympic, điều này không dễ dàng. Chiến lược cũng chỉ ra giải pháp thực hiện. Đó là khẩn trương hoàn thiện phân nhóm các môn, nội dung thi đấu và lực lượng vận động viên, bảo đảm phù hợp thế mạnh, điều kiện của nước ta và bám sát xu thế của thế giới; nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi về đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khuyến khích, chăm sóc, đãi ngộ với từng nhóm môn, lực lượng vận động viên. Ưu tiên nguồn lực, đầu tư trọng điểm, chuyên sâu cho lực lượng vận động viên có khả năng giành huy chương ASIAD và Olympic. Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai cụ thể phân nhóm các môn, nội dung thi đấu theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; chủ trì xây dựng chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD trong giai đoạn tới, trình Thủ tướng Chính phủ.

Về chiến lược, chương trình phát triển các trọng điểm đến năm 2030, định hướng 2045 cũng không quá phức tạp, quan trọng vẫn là cách thực hiện, định hướng của cơ quan chuyên môn cùng các đơn vị liên quan về thể dục, thể thao. Do đó, cần sự đột phá về đầu tư vận động viên trọng điểm, nội dung, môn trọng điểm phục vụ Olympic, ASIAD cũng như đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, phục hồi sau tập luyện, chế độ dinh dưỡng... Bên cạnh đó, Chiến lược cũng mở cơ chế huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho vận động viên trọng điểm. Theo đó, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các doanh nghiệp tham gia xây dựng, vận hành các cơ sở đào tạo vận động viên; bảo trợ, tài trợ cho các đội tuyển thể thao, vận động viên tài năng…

hp2-1732159499.jpg
Các vận động viên môn thể dục Aerobic Hải Phòng thi đấu tại giải vô địch trẻ Thể dục Aerobic quốc gia năm 2024

Kế hoạch của thể thao 

Hải Phòng Ngay khi Chiến lược về thể dục, thể thao của Chính phủ ban hành, UBND thành phố có dự thảo kế hoạch triển khai Chiến lược. Với thể thao thành tích cao, Hải Phòng xây dựng 3 nhóm môn để có kế hoạch tập trung đầu tư gồm Olympic (nhóm 1), ASIAD (nhóm 2), nhóm các môn trong Đại hội Thể thao toàn quốc (nhóm 3). Về lực lượng, xây dựng 3 tuyến vận động viên đào tạo tập trung: Năng khiếu thành phố (tuyến 3), trẻ thành phố (tuyến 2), tuyển thành phố (tuyến 1). Xây dựng kế hoạch huấn luyện, hệ thống tuyển chọn chính xác, khoa học, áp dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu vận động viên thể thao thành tích cao. 

Thể thao Hải Phòng củng cố, phát triển thành tích thi đấu của 42 môn thể thao, trong đó 36 môn đào tạo tập trung: Bắn cung, Bắn súng, Bóng bàn, Bóng chuyền bãi biển, Bowling, quyền Anh, Kickboxing, Bơi, Cầu lông, cờ Vua, cờ Vây, Cử tạ, Đá cầu, Đấu kiếm, Đẩy gậy, Điền kinh, Đua thuyền...; các môn thể thao xã hội hóa là Đua thuyền truyền thống, Patin thể thao, Khiêu vũ thể thao, Billiard, Bóng đá đào tạo theo mô hình chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng, Thể thao Hải Phòng ký hợp đồng chuyên gia nước ngoài đối với một số môn, đưa các đội tập huấn ở các nước, sửa chữa nâng cấp các công trình thể thao, khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác đào tạo vận động viên… 

Như vậy, thực hiện Chiến lược đều thực tế, có giải pháp rõ ràng, từ trên xuống dưới, hoàn toàn không quá tầm.