Việt Nam giành liên tiếp 3 huy chương vàng môn Pencak Silat

Hôm nay (10/5), tại Nhà thi đấu Chroy Changvar ở thủ đô Phnom Penh, đã diễn ra các trận chung kết nội dung đối kháng môn Pencak Silat. Việt Nam có 5 đại diện góp mặt ở 5 trận chung kết, trong đó 3 võ sĩ Nguyễn Hoàng Hồng Ân, Nguyễn Tấn Sang và Quàng Thị Thu Nghĩa đã liên tiếp mang về cho đoàn Thể thao thao 3 huy chương vàng trong buổi thi đấu chiều nay.

silat-4-1683708825.jpg
Võ sĩ Nguyễn Tấn Sang giành chiến thắng trong trận chung kết nội dung Tanding hạng cân 75-80kg nam

Góp mặt ở trận chung kết hạng cân 75-80kg nam, võ sĩ Nguyễn Tấn Sang đã xuất sắc mang về huy chương vàng trong trận chung kết nội dung Tanding. Trong màn tranh tài với võ sĩ Bin Sheik Alau'ddin của Singapore,.

Pencak Silat tiếp tục cho thấy sự vượt trội của các võ sĩ Việt Nam khi ở chung kết hạng cân 65-70kg của nữ, võ sĩ Quàng Thị Thu Nghĩa đã đánh bại võ sĩ Nia Larasati võ sĩ Nguyễn Tấn Sang đã giành chiến thắng 26 - (-2) của Indonesia sau 3 hiệp đấu với tỷ số 3-0 và giành huy chương vàng.

silat-7-1683708825.jpg
Võ sĩ Quàng Thị Thu Nghĩa đánh bại võ sĩ Nia Larasati của Indonesia sau 3 hiệp đấu với tỷ số 3-0 và giành huy chương vàng hạng cân 65-70kg của nữ

Đáng chú ý trong ngày hôm nay đó là tấm huy chương vàng của Nguyễn Hoàng Hồng Ân ở hạng cân 50-55kg nữ phải trải qua rất nhiều tranh cãi, thậm chí có cả xô xát. 

Vào sáng 10/5, võ sĩ Hồng Ân mở màn cho chuỗi 5 trận chung kết môn Pencak Silat của Việt Nam. Đối thủ của cô là võ sĩ người Indonesia Safira Meilani. Trận đấu diễn ra không hề suôn sẻ với Hồng Ân. Cô liên tục bị đối thủ dẫn điểm. Và khi chỉ còn vài chục giây, Meilani dẫn 61-43.

silat-1-1683708825.jpg
Tấm huy chương vàng của Nguyễn Hoàng Hồng Ân ở hạng cân 50-55kg nữ phải trải qua rất nhiều tranh cãi, thậm chí có cả xô xát

Nhưng chỉ bằng một khoảnh khắc, Hồng Ân khóa tay thành công Meilani. Võ sĩ người Indonesia đau đớn đập tay xuống sàn. Ngay lập tức, tổ trọng tài xử thắng cho Hồng Ân trong sự ngỡ ngàng của toàn đội Indonesia.

Dù vậy, phía Indonesia không phục kết quả này. Ban huấn luyện đội tuyển Pencak Silat Indonesia chất vấn trọng tài rất lâu. Trong khi bên ngoài sân, toàn đội Việt Nam và người hâm mộ đã ăn mừng chiến thắng ngoạn mục của Hồng Ân.

Theo huấn luyện viên Nguyễn Bá Trình, đòn khóa tay của Hồng Ân cực khó. "Thực hiện thành công đòn này là ngàn lần có một. Và thật may mắn khi lại rơi vào đúng trường hợp của Hồng Ân. Khoảnh khắc võ sĩ Indonesia đập tay, cô ấy đã ra hiệu nhận thua rồi".

Ngay sau khi trọng tài xử thắng cho võ sĩ Việt Nam, Ban huấn luyện Indonesia lao vào phản ứng và Ban huấn luyện Việt Nam cũng đáp trả, dẫn đến tranh cãi. 

silat-2-1683708825.jpg
Hồng Ân khóa tay thành công Meilani

Cuộc tranh luận tiếp diễn, kéo dài khoảng 15 phút trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng giữa 2 bên. Sau khi hạ nhiệt, Ban huấn luyện của Indonesia tiếp tục khiếu kiện. Và tổng trọng tài, cũng là người Indonesia, bất ngờ huỷ kết quả thắng knock-out, tính trận đấu theo điểm số. Điều này đồng nghĩa, Hồng Ân bị tước huy chương vàng để trao cho Safira.

Bất bình với kết quả, ông Hoàng Quốc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32 - quyết định viết đơn kiện và đóng lệ phí theo quy định. Sau hơn 1 giờ đồng hồ chờ đợi, kết quả cuối cùng cũng được đưa ra. Chiến thắng được trao trả cho Hồng Ân. Võ sĩ hạng cân 50-55kg chính thức giành huy chương vàng. Đây có lẽ là tấm huy chương nhiều tranh cãi nhất ở SEA Games này.

Theo huấn luyện viên Nguyễn Văn Hùng, vận động viên giành bao nhiêu điểm không quan trọng, khi trận đấu chưa kết thúc mà đánh được đòn khó, làm đối phương xin bỏ cuộc, thì giành chiến thắng. Ở môn Pencak Silat, chỉ cần đối phương vỗ tay xuống sàn hoặc hô "á" là tính điểm knock out.

Ông Hoàng Quốc Vinh cho biết: "Chúng tôi đề nghị Ban Tổ chức phải công bằng và tôn trọng Luật. Silat không chỉ ở Đông Nam Á, mà từng được đưa vào ASIAD. Tôi nói, Ban trọng tài hãy làm việc công bằng để không chỉ các huấn luyện viên và vận động viên ở đây mà còn trên thế giới học tập và phát triển".

new-1683721424.mp4

Theo ông Hoàng Quốc Vinh, tấm huy chương lần này có chút nhạy cảm, vì trọng tài quyết định rồi nhưng Ban huấn luyện Indonesia lại gửi đơn đòi thanh tra kết quả. "Nhưng Luật và chuyên môn, chúng tôi biết mình đúng", ông VInh nói đồng thời cho rằng sự tranh chấp trong những môn định tính luôn xảy ra, điều quan trọng là các bên phải tôn trọng luật, tôn trọng trọng tài và phải xác định được rõ mình đúng thì mới khiếu nại để đòi công bằng cho vận động viên.

silat-3-1683708825.jpg
Vụ tranh cãi khép lại với cái kết mỹ mãn và đầy ngoạn mục dành cho Hồng Ân

Về khoảnh khắc quyết định, Hồng Ân cho biết: "Lúc đó, tôi nghĩ cách biệt về số điểm lớn thế này thì khó quá. Tôi hơi nản. Nhưng nghĩ đến sự kỳ vọng của mọi người, tôi cố đá, cố đánh, cố ghi được bao nhiêu điểm cũng được, dù lúc đó đuối sức. Phút cuối, tôi được thầy chỉ đạo rằng đối thủ chấn thương tay, nên tôi quyết tận dụng thời cơ. Lúc đó tôi cuống, chỉ biết cố tìm vị trí để ra đòn nguy hiểm đó".

Vụ tranh cãi khép lại với cái kết mỹ mãn và đầy ngoạn mục dành cho Hồng Ân. 

Ở hạng cân 55-60kg nữ, Nguyễn Thị Cẩm Nhi giành huy chương bạc sau khi để thua đối thủ Jeni Elvis Kause (người Indonesia) với tỷ số 27-46.

Tại SEA Games 31, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam gây ấn tượng với vị trí nhất toàn đoàn, giành 6 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 5 huy chương đồng. Mục tiêu của đội tại SEA Games lần này phấn đấu giành 3 huy chương vàng, bao gồm cả nội dung Đối kháng và Quyền biểu diễn.

P.V