Câu hỏi 1: Hành nghề tu bổ di tích gồm những nghề nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị định số 31/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2019/NĐ-CP) (sau đây gọi chung là Nghị định số 61/2016/NĐ-CP), hành nghề tu bổ di tích bao gồm:
a) Hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích;
b) Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;
c) Hành nghề thi công tu bổ di tích;
d) Hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.
Câu hỏi 2: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
Theo Điều 69 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Khảo sát xây dựng:
(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
+ Thiết kế xây dựng:
(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
(ii) Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
(iii) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Giám sát thi công xây dựng:
(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
- Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
+ Hạng III: Đã tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu hỏi 3: Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Khảo sát xây dựng:
(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
+ Thiết kế xây dựng:
(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
(ii) Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
(iii) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Giám sát thi công xây dựng:
(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
- Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu hỏi 4: Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;
Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Khảo sát xây dựng:
(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
+ Thiết kế xây dựng:
(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
(ii) Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
(iii) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Giám sát thi công xây dựng:
(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu hỏi 5: Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;
Theo Điều 71 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
+ Khảo sát xây dựng:
(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
+ Thiết kế xây dựng:
(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
(ii) Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
(iii) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Giám sát thi công xây dựng:
(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
- Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu hỏi 6: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích như sau:
a) Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.
b) Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích;
- Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;
- 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.
c) Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:
- Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.
Câu hỏi 7: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:
a) Bổ sung nội dung hành nghề;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Bị mất hoặc bị hỏng.
Câu hỏi 8: Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:
a) Thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;
- Bản chính Chứng chỉ hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
- 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp lại;
Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Chứng chỉ hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận (Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích)
c) Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:
- Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.
- Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
d) Nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:
- Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ;
- Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;
- Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ.
Câu hỏi 9: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích không đúng với phạm vi cho phép của Chứng chỉ hành nghề;
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề;
d) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề;
đ) Các trường hợp bị thu hồi khác theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 10: Trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp Chứng chỉ hành nghề thông báo Quyết định thu hồi đến tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cá nhân bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề chỉ được xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề sau khi bị thu hồi được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Câu hỏi 11: Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;
c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.
Câu hỏi 12: Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;
c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.
Câu hỏi 13: Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;
c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.
Câu hỏi 14: Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;
c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.
Câu hỏi 15: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:
a) Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;
- Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích và Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề.
c) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích
- Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.
Câu hỏi 16: Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:
a) Bổ sung nội dung hành nghề;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Bị mất hoặc bị hỏng.
Câu hỏi 17: Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:
a) Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;
- Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích và Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
c) Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích:
- Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.
- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
d) Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cấp lại được ghi sau:
- Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ;
- Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;
- Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ.
Câu hỏi 18: Việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, việc thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như đối với thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích.
Câu hỏi 19: Hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như sau:
- Hình thức: tập trung tại cơ sở bồi dưỡng.
- Cơ sở bồi dưỡng là trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu có khoa hoặc ngành hoặc chuyên ngành đào tạo hoặc phòng, ban chức năng liên quan đến hoạt động tu bổ di tích.
- Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng có thẩm quyền cấp chứng chỉ đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích cho đối tượng được bồi dưỡng tham gia tối thiểu 80% thời lượng trên lớp, nghiên cứu, khảo sát thực địa, làm bài tập thực hành và có Tiểu luận thu hoạch được đánh giá đạt yêu cầu.