Các khách sạn mới đã khai trương vào năm 2023 và sẽ có thêm nhiều khách sạn khác vào năm 2024, nhưng không cần xây thêm khách sạn chỉ vì Olympic như thường xảy ra khi tổ chức các sự kiện như vậy ở nhiều quốc gia khác. Paris là một cường quốc du lịch với lịch sử văn hóa phong phú và danh tiếng. Theo Forbes, Thủ đô của Pháp rất được ngưỡng mộ về thời trang, văn hóa, lịch sử và tất nhiên là cả ẩm thực. Nó dẫn đầu thế giới về số lượng khách du lịch, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - WTO). Decloux nói: “Paris đã chào đón khoảng 50 triệu khách du lịch mỗi năm, vì vậy, các Đại hội Thể thao không nhằm mục đích thu hút số lượng lớn hơn. Chúng tôi không quá lo lắng về những người lần đầu đến Paris mà quan tâm đến 80% số người quay lại. Chúng tôi biết rằng, mọi người đều muốn được nhìn thấy Tháp Eiffel ít nhất một lần trong đời. Sự thay đổi trong hành vi của khách du lịch là rất đáng kể: Du khách hiện xác định dựa trên những gì họ làm, không phải lúc nào cũng là nơi họ đến. Thứ tự đặt chuyến đi trước đây là chuyến bay trước, sau đó là chỗ ở, nhưng bây giờ, rất thường xuyên, sự kiện được đặt lên hàng đầu. Không thể đánh giá thấp giá trị gia tăng của các sự kiện".
Ông Joss Croft - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại UKinbound - đã làm việc cho VisitBritain khi London đăng cai Olympic và Paralympic năm 2012. Ông đồng tình với kết luận của ông Decloux rằng, thách thức lớn nhất trong việc tổ chức các sự kiện là di sản của sự kiện: "Thương hiệu của Vương quốc Anh là lịch sử, di sản và truyền thống. Vì vậy, chúng tôi lo ngại liệu có sự liên kết thương hiệu với người dân London hay sự dịch chuyển trong 2 tuần diễn ra Thế vận hội hay không, nhưng điều đó đã không xảy ra. Hãy thực hiện công việc kế thừa của bạn trước khi trò chơi bắt đầu chứ không phải sau đó”.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát mới đây của Viện Odoxa (Pháp) cho thấy, người dân Paris đang mất hứng thú với Thế vận hội mùa hè 2024. Theo Odoxa, 44% người dân Paris có quan điểm tiêu cực, trái ngược với 65% người dân Pháp coi việc Thế vận hội sẽ được tổ chức tại Paris là "điều tốt". Hai năm trước, chỉ có 22% số người được hỏi ở Paris phản đối Thế vận hội, vì vậy, mô hình của 2 kỳ Olympic trước đó dường như đang lặp lại.
Giống như trường hợp của các phiên bản trước, sự bất mãn với Thế vận hội ngày càng tăng trong người dân thành phố đăng cai khi ngày khai mạc Olympic càng tới gần. Điều này thường là do những khó khăn trong công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng khổng lồ hỗ trợ cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới gây ra.
Ví dụ quan trọng đầu tiên là Rio de Janeiro 2016, khi thành phố đăng cai được chọn vào thời điểm Brazil có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, hơn nửa thập kỷ sau, sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng khắc nghiệt, gây ra sự chỉ trích nghiêm trọng từ người dân của thành phố đang chìm trong bạo lực và mất an ninh.
Vì những lý do khác nhau, phiên bản gần đây của Thế vận hội cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Tokyo. Việc tổ chức sự kiện rời từ năm 2020 đến năm 2021 do đại dịch COVID-19 và việc các cuộc thi được tổ chức trên sân đóng kín để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, thậm chí còn khiến một bộ phận đáng kể người dân Tokyo lo lắng.