Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) với những thuận lợi và thách thức đan xen. Nhìn chung, công tác văn hóa, thể thao và du lịch có xu huongs phục hồi tích cực sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
2023 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các loại dịch bệnh; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Trong đó xác định rõ: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cả nước cần phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp “Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã đề ra.
Phương hướng năm 2023
Bước sang năm 2023, những yếu tố gây bất ổn trong năm 2022 vẫn chưa được giải quyết, tình hình quốc tế được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức: Suy thoái kinh tế thế giới nguy cơ tái diễn ở mức độ trầm trọng hơn, tình trạng lạm phát cao và kéo dài dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự Nga - Ukraine tiếp tục lan rộng, mang lại nhiều rủi ro, nguy cơ gây bất ổn cho thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu...
Ở trong nước, năm 2023 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các loại dịch bệnh; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cả nước cần phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp “Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã đề ra.
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023
Nhiệm vụ chung được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định: Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 203039; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Tạo bước đột phá trong công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của Ngành theo đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình giai đoạn 2021-2026 đã phê duyệt, trọng tâm là xây dựng 2 dự án luật, 11 nghị định, 52 thông tư trong kế hoạch xây dựng pháp luật năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại các chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và hoàn thiện các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Khẩn trương kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2025.
Tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Chủ động tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực của Ngành; ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch theo chương trình công tác năm 2023.
Về Văn hóa, gia đình
Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; triển khai Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Mo Mường; phối hợp, hướng dẫn xây dựng hồ sơ Võ Cổ truyền Bình Định và Nghệ thuật Chèo Đồng bằng Bắc bộ trình UNESCO.
Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống thiết chế văn hóa đi đôi với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong kế hoạch năm 2023: Các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp 40; liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23; cuộc thi và triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc; cuộc thi và triển lãm mỹ thuật Việt Nam; triển lãm điêu khắc toàn quốc; Festival nhiếp ảnh trẻ; Festival nhiếp ảnh quốc tế...
Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2023; tổ chức Hội nghị kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”.
Triển khai Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại: Anh; một số nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Italia); Canada; Argentina; Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản; Hàn Quốc; Ngày văn hóa Việt Nam tại UAE; Singapore và Malaysia...
Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.
Về Thể dục thể thao
Triển khai Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD giai đoạn 2022-2040; Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực thể dục thể thao...
Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Chương trình Bơi an toàn phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em và đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.
Chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất, tham dự và giành thành tích tốt tại SEA Games 32 năm 2023 tại Campuchia, ASIAD 19, Đại hội Thể thao Bãi biển thế giới tại Indonesia, Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan và các sự kiện thể thao quốc tế trong năm 2023.
Về Du lịch
Năm 2023 phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 650 nghìn tỷ đồng.
Chuẩn bị nội dung và tổ chức: Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023; Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Triển khai: Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Đề án phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 đến 2025.
Tham gia các sự kiện quốc tế như: Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF2023 tại Indonesia; Hội chợ du lịch ITB tại Berlin - Đức. Phối hợp với Hiệp hội du lịch, các địa phương, các doanh nghiệp tiếp tục tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm: ASEAN, Đông Bắc Á, Úc, châu Âu.
Tổ chức truyền thông Du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN và một số kênh truyền thông nước ngoài; Tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa (ẩm thực và di sản); du lịch sinh thái (bao gồm du lịch cộng đồng) và du lịch đô thị (bao gồm du lịch MICE); du lịch nghỉ dưỡng; du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe... Ban hành tiêu chuẩn quốc gia “Du lịch và các dịch vụ có liên quan: Spa chăm sóc sức khỏe - yêu cầu đối với dịch vụ”; Phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023.