Bên trong những “trường thể thao” khắc nghiệt của Trung Quốc, nơi trẻ em trở thành vận động viên Olympic

Trường ở Shichahai là một trong số hàng nghìn trường nội trú thể thao chuyên sâu trên khắp Trung Quốc. Nhờ nguồn tài trợ đáng kể từ Chính phủ, những trẻ em từ 6 tuổi trở lên, có năng khiếu thể thao sớm ở các môn như: Taekwondo, Bóng bàn, Thể dục dụng cụ và Cầu lông, được đào tạo trong nhiều năm với hy vọng mang lại tiền bạc và vinh dự cho gia đình.

shichahai-1714116145.jpg
"Bạn có thể thấy những đứa trẻ nhỏ xíu, về cơ bản là còn mặc tã, và thật đáng kinh ngạc những gì chúng có thể làm ở độ tuổi đó", Brownell - một nhà nhân học từ Đại học Missouri-St. Louis - nói

Lần đầu tiên Susan Brownell bước vào phòng tập Thể dục dụng cụ tại trường Thể thao Nghiệp dư Thanh niên Dương Phổ Thượng Hải, ở Bắc Kinh (Trung Quốc), cô phải cố kìm nén sự nhăn nhó. "Bạn có thể thấy những đứa trẻ nhỏ xíu, về cơ bản là còn mặc tã, và thật đáng kinh ngạc những gì chúng có thể làm ở độ tuổi đó", Brownell - một nhà nhân học từ Đại học Missouri-St. Louis - nói - "Chúng uốn cong người như bánh pretzel khi thực hiện các bài tập dẻo dai".

Trên thực tế, tại Trung Quốc, nhiều học sinh đến từ các gia đình khó khăn coi thể thao là tấm vé thoát nghèo. Brownell nói rằng việc giành chiến thắng trong các đợt tuyển chọn Olympic sớm mang lại cho các vận động viên và gia đình họ cơ hội sống ở thành phố và địa vị đi kèm với nó. "Những phụ huynh được học Đại học thì không có xu hướng ủng hộ con cái theo đuổi thể thao, bởi vì trong các trường nội trú thể thao này, nền giáo dục không được tốt"- cô nói.

Ngay từ đầu ở trường công, trẻ em được chia thành 5 loại tùy theo tài năng của chúng: vận động viên thể thao bậc thầy quốc tế, vận động viên thể thao bậc thầy quốc gia, Loại 1, Loại 2 và Loại 3. Chỉ những trẻ em ở Loại 1 trở lên mới thường vào được các trường nội trú thể thao. Trong nhiều thập kỷ, từng có "các trường thể thao thời gian rảnh rỗi", đào tạo trẻ em ở các cấp 2 và 3. Nhưng kể từ đó, Chính phủ đã ngừng tài trợ cho các trường đó để tập trung nhiều hơn cho các vận động viên ưu tú.

Theo số liệu năm 2013 (năm gần nhất có dữ liệu), trong số 51.000 vận động viên lọt vào đội tuyển quốc gia hoặc tỉnh, thì khoảng 11.000 người thuộc nhóm vận động viên xuất sắc hoặc Loại 1 - những người tiếp tục tranh tài giành suất tham dự Olympic. Năm 2013, Tổng cục Quản lý Thể thao Nhà nước - cơ quan thể thao chính của Trung Quốc - đã chi gần 600 triệu USD cho thể thao và đào tạo. "Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển thể thao của chúng tôi"- huấn luyện viên Thể dục dụng cụ Triệu Canh Bác nói với CBS News vào năm 2012, tại thời điểm bắt đầu Thế vận hội London- "Các huấn luyện viên và vận động viên của chúng tôi phải trải qua những đau khổ và khó khăn để đạt được vinh quang".

china-sports-school12-1714116188.jpg
Nhờ nguồn tài trợ đáng kể từ Chính phủ, những trẻ em từ 6 tuổi trở lên, có năng khiếu thể thao sớm ở các môn như Taekwondo, Bóng bàn, Thể dục dụng cụ và Cầu lông, được đào tạo trong nhiều năm với hy vọng mang lại tiền bạc và vinh dự cho gia đình

Ngôi trường ở Shichahai này và vô số trường học khác tương tự có các cơ sở đào tạo hiện đại để trẻ em rèn giũa tài năng. Nhưng Brownell nói rằng, việc theo đuổi vinh quang Olympic đã hủy hoại cuộc sống của chúng, biến một môn thể thao mà chúng yêu thích thành một hoạt động đơn điệu. Trường ở Shichahai là một trong số hàng nghìn trường nội trú thể thao chuyên sâu trên khắp Trung Quốc. Nhờ nguồn tài trợ đáng kể từ Chính phủ, những trẻ em từ 6 tuổi trở lên, có năng khiếu thể thao sớm ở các môn như: Taekwondo, Bóng bàn, Thể dục dụng cụ và Cầu lông, được đào tạo trong nhiều năm với hy vọng mang lại tiền bạc và vinh dự cho gia đình. Đối với hầu hết, giấc mơ này "chết yểu". Nhưng đối với một số người, đây là bước đầu tiên trên con đường hướng đến sự vĩ đại của Olympic.

Bắt đầu với ngoại giao bóng bàn những năm 1970, nơi sự trao đổi các vận động viên bóng bàn giữa Mỹ và Trung Quốc đã xoa dịu căng thẳng Chiến tranh Lạnh, đất nước này đã sử dụng thể thao để đạt được vinh dự. Khi Bắc Kinh được chọn đăng cai Thế vận hội 2008, họ đã khởi động Dự án 119 - một sáng kiến nhằm giành được 119 huy chương vàng ở các nội dung mà Trung Quốc gặp khó khăn vào năm 2000. Giấc mơ thống trị Olympic đó vẫn sống động trong các trường thể thao rải rác khắp Trung Quốc, nơi trẻ em chuẩn bị cho Thế vận hội 2020 và xa hơn nữa.

Các học sinh tại Shichahai phải tuân theo một lịch trình tập luyện và học tập dày đặc. Họ thức dậy lúc 6 giờ sáng, tập luyện đến 8 giờ sáng, sau đó ăn sáng và học văn hóa cho đến trưa. Buổi chiều, họ lại tập luyện thêm vài tiếng, trước khi ăn tối và tự học vào buổi tối. Kỷ luật là chìa khóa. Học sinh bị phạt vì vi phạm quy tắc, chẳng hạn như nói chuyện trong giờ học hoặc không hoàn thành bài tập. Họ cũng có thể bị buộc phải ở lại sau giờ học để luyện tập thêm hoặc bị cấm tham gia các hoạt động ngoại khóa.

chinese1-1714116225.jpg
Sự cạnh tranh để giành được một suất trong đội tuyển quốc gia vô cùng khốc liệt

Sự cạnh tranh để giành được một suất trong đội tuyển quốc gia vô cùng khốc liệt. Chỉ một số ít học sinh có thể tiến xa hơn cấp khu vực hoặc tỉnh. Những người không thành công có thể phải đối mặt với sự thất vọng và chán nản, vì họ đã dành nhiều năm cuộc đời để tập luyện cho một mục tiêu mà họ không thể đạt được.

Hệ thống trường thể thao Trung Quốc cho tới nay vẫn được ca ngợi vì đã sản sinh ra nhiều vận động viên Olympic thành công nhất thế giới. Tuy nhiên, nó cũng bị chỉ trích vì sự khắc nghiệt và tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Một số nhà phê bình cho rằng, hệ thống này chỉ đơn giản là một nhà máy sản xuất huy chương, nơi trẻ em bị đối xử như những cỗ máy chứ không phải con người. Họ lo ngại rằng, học sinh bị tước đoạt tuổi thơ và cơ hội phát triển toàn diện.

Bất chấp những lời chỉ trích, hệ thống trường thể thao Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động. Chính phủ tin rằng, đây là cách tốt nhất để phát triển tài năng thể thao và đạt được thành công trong các kỳ thi quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tác động lâu dài của hệ thống này đối với học sinh và xã hội Trung Quốc nói chung. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu hệ thống này có thể bền vững trong tương lai hay không?…

Hoàng Minh (Business Insider)