Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất với 196,2 nghìn lượt. Trong 10 thị trường hàng đầu có 4 thị trường ở khu vực Đông Bắc Á, 4 thị trường ở Đông Nam Á, cùng với Mỹ, Úc. Các thị trường từ châu Âu đang phục hồi với tốc độ khá nhanh.
Số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng nhanh. Lượng giấy phép được Tổng cục Du lịch thẩm định và cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đang gia tăng nhanh so với cùng kỳ.
Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp những điểm đến có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, từ 50% - 75%. Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng trên 1.200% so với cùng kỳ. Cùng xu hướng này, nhu cầu du lịch nội địa cũng như du lịch outbound của khách Việt cũng đang gia tăng nhanh trong mùa du lịch hè năm nay.
Tăng trưởng khách quốc tế 7 tháng đầu năm 2002 đạt trung bình 62%/tháng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 7/2022 Việt Nam đón 352,6 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 49% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022 đón 954 nghìn lượt, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng tháng trong 7 tháng đầu năm đạt 62%/tháng.
Trong 10 thị trường gửi khách hàng đầu, trừ thị trường Mỹ, 9 thị trường còn lại đều từ khu vực châu Á và Thái Bình Dương: Hàn Quốc xếp thứ nhất với 196,2 nghìn lượt, tăng 903,7% so với cùng kỳ. Mỹ đứng thứ 2 với 102,9 nghìn lượt, tăng 5.382%. - Khu vực Đông Bắc Á có Nhật Bản với 46 nghìn lượt, tăng 794,6%; Đài Loan đạt 36,7 nghìn lượt, tăng 395,9%; Trung Quốc tăng nhẹ 34,5%, với 53 nghìn lượt.
Tình hình kinh doanh đang ấm lên theo đà phục hồi du lịch Việt Nam. Theo đó, trong tốp 10 thị trường, khu vực Đông Nam Á có tới 4 thị trường là Campuchia đạt 60,4 nghìn lượt, xếp thứ 3 trong tốp 10 thị trường. Singapore đạt 50,5 nghìn lượt, xếp thứ 5; Thái Lan: 39,7 nghìn lượt, xếp thứ 8; Malaysia: 35,9 nghìn lượt, xếp thứ 10. - Các thị trường từ châu Âu dù số lượng khách chưa đông nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao. Lượng khách lớn nhất đến từ Anh (26,4 nghìn lượt, 2958,6% so với cùng kỳ), Pháp (23,4 nghìn lượt, tăng 2963,7%), Đức (23,6 nghìn lượt, tăng 3897,1%).
Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này quay trở lại hoạt động tăng cao. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6 tháng đầu năm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5% so với cùng kỳ; dịch vụ việc làm và du lịch đạt 2.215 doanh nghiệp, tăng 50,5%. - Hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 19,7%; dịch vụ việc làm, du lịch tăng 20,7%.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%. - Lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong tháng 7/2022 đạt mức 100 điểm, cao gấp 5,9 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022 (17 điểm). Nguồn: Google Destination Insights - Trong khi đó, lượng tìm kiếm về hàng không quốc tế tới Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng gấp 3 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022. - So với cùng kỳ năm 2021, lượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế về du lịch Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng trên 1.200%. - Tốp 10 quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam lần lượt là: Mỹ, Úc, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Malaysia, Đức, Thái Lan.
Thị trường du lịch nội địa Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự nhộn nhịp
Lượng tìm kiếm trong tháng 7/2022 tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 3 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022 trước khi mở cửa du lịch, thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến nhận được lượng tìm kiếm nhiều nhất của du khách nội địa. Đáng chú ý, xếp thứ 2 là đảo ngọc Phú Quốc - tâm điểm của du lịch hè năm nay. Tiếp theo là các điểm đến trọng điểm du lịch như Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Huế và Phan Thiết.
Lượng tìm kiếm du lịch nước ngoài của người Việt trong tháng 7/2022 vẫn tăng cao ở mức 780% so với cùng kỳ năm ngoái và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao khi hoạt động du lịch quốc tế trên toàn cầu đang có xu hướng phục hồi. Các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á vẫn nhận được sự quan tâm nhiều nhất của du khách Việt Nam. Có tới 6 quốc gia gồm Singapore, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines nằm trong tốp 10 quốc gia.
Trước những diễn biến mới của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã cùng với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không và các điểm đến lên kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm nhanh chóng phục hồi thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, tập trung vào các thị trường gần khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Âu:
Lượng tìm kiếm du lịch nước ngoài của người Việt Nam từ ngày 01/3/2022 đến 20/7/2022 được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất, trong đó Singapore xếp ở vị trí đầu tiên. Điều này cho thấy các điểm đến gần đang là xu hướng ưu tiên của du khách Việt Nam trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch. Trong tốp 10 thị trường mục tiêu còn có Úc, Mỹ, Pháp, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Về địa bàn, du khách từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức độ quan tâm lớn nhất đến tìm kiếm thông tin du lịch nước ngoài.