Quy định của pháp luật về một số hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của Ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thethaovietnamplus.vn dẫn nguồn từ Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng tải các câu hỏi - đáp quy định của pháp luật về một số hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 1: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về sản xuất phim bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về sản xuất phim bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;

b) Không gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng dịch vụ do cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp khi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

b) Không có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ với cơ sở điện ảnh Việt Nam khi sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam trong trường hợp sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;

b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam;

c) Sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam của tổ chức khác.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu phim hoặc đoạn phim đã quay tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại khoản 1 trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp phát sinh số lợi bất hợp pháp.

Câu hỏi 2: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về phát hành phim bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về phát hành phim bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong trường hợp nhập khẩu phim.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 3: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về phổ biến phim bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về phổ biến phim bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phổ biến phim ngoài khoảng thời gian được phổ biến theo quy định tại rạp chiếu phim; địa điểm chiếu phim công cộng trừ phương tiện vận tải hành khách công cộng;

b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không miễn giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định;

b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim theo quy định;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về giấy phép phân loại phim như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân loại phim;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép phân loại phim;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khi thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp giấy phép phân loại phim;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đề nghị cấp lại giấy phép phân loại phim trong trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp giấy phép phân loại phim theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng sau đây:

a) Không cung cấp danh mục phim chiếu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đăng ký kinh doanh phổ biến phim;

b) Không thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Phổ biến phim sau khi thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản không đồng ý.

5. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trong rạp chiếu phim của cơ sở điện ảnh như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kết nối dữ liệu, chế độ báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam; thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em theo quy định;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm về quy chuẩn kỹ thuật về rạp chiếu phim theo quy định.

6. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên hệ thống truyền hình như sau:

a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, khung giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh truyền hình trong nước theo quy định;

b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan báo chí.

7. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định;

b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ theo quy định;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định;

đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định;

e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;

d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.

Câu hỏi 4: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;

b) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;

c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;

b) Tẩy xóa, sửa chữa 16 làm thay đổi nội dung trong văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật;

c) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;

d) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn khi đã có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;

c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động biểu diễn để tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật;

b) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân;

c) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận;

b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;

c) Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn được cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

d) Tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này;

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;

b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản18 đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Buộc công bố công khai thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.

e)19 Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa 20 làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 5: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;

b) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;

c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;

b) Không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi có văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định;

c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan;

d) Sử dụng danh hiệu của cá nhân đạt được tại cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tham dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài mà không có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;

b) Buộc công bố công khai về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản21 đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Câu hỏi 6: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình mà không nộp lưu chiểu theo quy định;

b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình không đúng với nội dung bản ghi âm, ghi hình đã nộp lưu chiểu.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình đã có quyết định đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

d) Buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Câu hỏi 7: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản,tu bổ di tích bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ di tích bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định, trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa 52 làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định;

b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác;

c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn;

d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại 53 điểm c khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

c) 54 Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa 55 làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa 56 làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định, trừ trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm số lượng tối thiểu người được cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong quá trình hoạt động theo quy định;

b) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định;

b) Cho tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

c) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của tổ chức khác để hành nghề.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại 57 điểm b khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa 59 làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 9: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo bị xử phạt như sau

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc lá;

b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;

d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;

đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;

b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;

c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;

b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;

d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;

b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;

d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

đ) 64 Quảng cáo phim thông qua đoạn giới thiệu phim hoặc các thông tin liên quan đến bộ phim trước, trong quá trình sản xuất, phát hành và phổ biến phim vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;

b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;
c) Quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản65 đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;

c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Câu hỏi 11: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;

b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;

c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;

b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;

c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;

b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.

Câu hỏi 12: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp không kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch;

b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;

c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;

d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;

đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;

e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế theo quy định;

b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;

c) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

b) Không cung cấp thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;

c) Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;

b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;

c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;

d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành;

b) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định;

c) Không tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;

b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại lý lữ hành theo quy định;

c) Không có chương trình du lịch theo quy định;

d) Không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng lữ hành;

b) Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;

c) Không quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;

b) Không sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch theo quy định;

c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.

10. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;

b) Sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hướng dẫn cho khách du lịch.

11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;

c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.

12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;

b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;

b) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

c) Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;

d) Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.

14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.

15. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.

16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.
Câu hỏi 13: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;

b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;

c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;

b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;

c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;

d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;

đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;

b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.

8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Câu hỏi 14: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, vi phạm quy định về kinh doanh dịch du lịch khác bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;

c) Không có thực đơn theo quy định;

d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;

b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;

c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao theo quy định;

d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;

đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;

e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;

g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;

h) Không bán đúng giá niêm yết.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;

b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g[6] khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;

c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Câu hỏi 15: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Câu hỏi 15: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thể thao bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

b) Cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

c) Kinh doanh hoạt động thể thao sau khi có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp đã có hiệu lực.

3. Các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 16: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh tỏng hoạt động thể thao chuyên nghiệp bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia, không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định;

b) Vận động viên chuyên nghiệp không có hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; không được liên đoàn thể thao quốc gia công nhận; vận động viên là người nước ngoài tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam mà không có giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế;

c) Nhân viên y tế không bảo đảm trình độ chuyên môn từ cao đẳng y tế trở lên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên y tế tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định;

b) Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.