Phần thưởng cho vận động viên giành huy chương vàng ASIAD: Từ thưởng tiền đến miễn nghĩa vụ quân sự

Những huy chương tại Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), đặc biệt là huy chương vàng, thường kéo theo một “cơn gió” có thể thay đổi cuộc đời của các vận động viên và gia đình họ.

Tiền thưởng

Các quốc gia đều rất mong mỏi có được thành công ở các kỳ đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới. Vì vậy, họ thường hứa hẹn sẽ trao các phần thưởng như nhà cửa, tiền bạc, ô tô và thậm chí cả công việc trong chính phủ để khuyến khích các vận động viên mang huy chương về. Về phần mình, các vận động viên luôn khẳng định, họ quan tâm đến vinh quang hơn là lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên, theo sau các huy chương, đặc biệt là huy chương vàng, thường sẽ là một cơn mưa phần thưởng có thể làm thay đổi cuộc đời của các vận động viên và gia đình họ.

vinesh-phogat-1699870450.jpg
Đô vật Vinesh Phogat được bổ nhiệm làm quan chức cấp cao của ngành Đường sắt sau khi giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á năm 2018 ở Indonesia

Ví dụ, Chính phủ Ấn Độ thưởng 36.000 USD cho 1 tấm huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 2022. Con số này được coi là lớn ở một quốc gia có nhiều người sống dưới mức nghèo khổ, với thu nhập trung bình hàng năm là 2.380 USD. Tuy nhiên, đối với một số vận động viên đến từ Ấn Độ, phần thưởng quý giá hơn là cuộc sống ổn định. Điều này là do những người đoạt huy chương Olympic và Á vận hội có thể kiếm được việc làm trong Chính phủ nếu họ muốn. Ví dụ, đô vật Vinesh Phogat được bổ nhiệm làm quan chức cấp cao ngành Đường sắt sau khi giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á năm 2018 ở Indonesia.

Các quốc gia giàu có khác như Kuwait cũng dành cho vận động viên của họ những phần thưởng xa xỉ. Ví dụ, xạ thủ Abdullah al-Rashidi (huy chương vàng Olympic Tokyo) và chân chạy Yaqoub al-Youha (huy chương vàng ASIAD 19) chưa biết lái xe thì hiện tại họ có thể học. Một doanh nhân Kuwait đã đề nghị mua 1 chiếc ô tô cho những người nhận được huy chương vàng, trong đó, vận động viên bắn súng 60 tuổi - Al-Rashidi - được tặng hẳn một chiếc ô tô Volvo. 

Khi tiễn Đoàn Thể thao Indonesia đi thi đấu ASIAD 19 tại Hàng Châu (Trung Quốc) ngày 19/9/2023, Tổng thống Joko Widodo cho biết, các vận động viên giành huy chương sẽ được thưởng 1 ngôi nhà. Theo ủy nhiệm của Tổng thống, Trưởng đoàn Thể thao Indonesia tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19, - Basuki Hadimuljono - và Bộ trưởng Điều phối Văn hóa và Phát triển Con người (Menko PMK) - Muhadjir Effendy - nhấn mạnh: “Giành được huy chương, bạn sẽ có được một ngôi nhà”.

Miễn nghĩa vụ quân sự

Ở nhiều quốc gia, phần thưởng dành cho người đoạt huy chương thường là tiền hoặc vật phẩm, nhưng ở một số nước khác, phần thưởng có thể đặc biệt hơn. Đó là trường hợp ở Hàn Quốc - nơi áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với công dân là nam giới khỏe mạnh từ 18-28 tuổi. Tại Hàn Quốc, các vận động viên nam giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á có thể được miễn ít nhất 18 tháng nghĩa vụ quân sự. 

heungminsonsouthkorea-1699870456.jpg
Son Heung-min được miễn nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc

Ví dụ như “ngôi sao” bóng đá của câu lạc bộ Tottenham Hotspur - Son Heung-min - được miễn nghĩa vụ quân sự 5 năm trước. Thay vì phục vụ ít nhất 18 tháng trong quân đội, anh chỉ trải qua 3 tuần huấn luyện cơ bản. Sự miễn trừ này đang gây tranh cãi, đặc biệt là đối với môn Thể thao điện tử. Môn thể thao này xuất hiện lần đầu như một môn thể thao có huy chương tại Đại hội Thể thao châu Á vừa qua, nhưng vẫn bị một số người coi là không phù hợp với một sự kiện thể thao quốc tế lớn. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc nhận được tiền thưởng hoặc các khoản thưởng bằng vật chất có thể thay đổi cuộc sống của một số vận động viên, đặc biệt là những người xuất thân từ gia đình nghèo. Ví dụ về một vận động viên phải đối mặt với những trở ngại trong cuộc đời là vận động viên ném lao người Ấn Độ - Neeraj Chopra. Anh là nhà vô địch thế giới, nhà vô địch Olympic và nhà vô địch ASIAD, nhưng cuộc sống của Neeraj không phải lúc nào cũng dễ dàng. Sau thành công vào năm 2017, Chopra trở thành một sĩ quan trẻ trong quân đội Ấn Độ. "Bố tôi là nông dân, mẹ tôi làm nội trợ... Trong gia đình tôi không có ai làm việc trong Chính phủ nên ai cũng vuiĐối với tôi, đây là một sự nhẹ nhõm vì giờ đây tôi có thể hỗ trợ tài chính cho gia đình ngoài việc theo đuổi việc tập luyện”, Chopra nói sau khi gia nhập quân đội Ấn Độ

Phương Quyên (AFP, Kompas, India Express)