Những kỷ lục ngoài thể thao ấn tượng của ASIAD 19

Với 2 kỷ lục Guinness thế giới và nhiều cái gọi là “lần đầu tiên” về công nghệ được áp dụng, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 19 đã lập kỷ lục ngoài các môn thể thao, bao gồm cả Kỷ lục Guinness Thế giới về số người rước đuốc nhiều nhất kể từ khi hoạt động tiếp sức áp dụng thành phần kỹ thuật số cho phép hơn 1 tỷ người từ hơn 130 quốc gia và khu vực tham gia qua mạng Internet. 

robot-dog-1696600989.png
Một robot thu thập một chiếc lao trong Á vận hội

Zhang Ge - người phát ngôn tại Trung tâm Chỉ huy Công nghệ Thông tin của ASIAD 19 - cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức phong trào rước đuốc kỹ thuật số để cho phép nhiều người hơn tham gia Đại hội Thể thao châu Á mà không bị hạn chế về thời gian và không gian. Điều này cũng phù hợp với tinh thần Olympic, đồng thời xác lập kỷ lục về cả số lượng người và địa điểm rước đuốc. Chúng tôi cũng có thể làm được điều này nhờ quá trình số hóa mạnh mẽ ở Hàng Châu. Cách chúng tôi thắp sáng đài lửa cũng thật đáng nhớ và để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả những ai nhìn thấy nó, bao gồm cả Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, ông Thomas Bach - người đã ca ngợi Lễ khai mạc là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự đổi mới và văn hóa”.

Việc này cũng đã đánh dấu Kỷ lục Guinness Thế giới thứ hai được trao cho Á vận hội lần thứ 19, sau khi thành phố này đã nhận được danh hiệu "Tham gia chiến dịch môi trường nhiều nhất trong khoảng thời gian 1 năm". 

Điều khác biệt của Á vận hội lần này là việc sử dụng "chó" robot để cung cấp dịch vụ cho khán giả và các vận động viên thi đấu tại các địa điểm như Sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Hàng Châu, Nhà thi đấu Binjiang và Làng vận động viên. Zhang cho biết, chúng giúp lấy lại những dụng cụ thi đấu, mang thiết bị cho vận động viên thi đấu các môn: Cầu lông, Điền kinh và giao lưu với mọi người... 

Ông Xu Weihua - Giám đốc ITCC - tiết lộ, có gần 20 giải pháp đổi mới tại ASIAD 19, đánh dấu những giải pháp đầu tiên về mặt sử dụng và công nghệ: “Chúng tôi nỗ lực rất nhiều để trở thành Đại hội Thể thao châu Á “thông minh” đầu tiên. Đây là “Đại hội Thể thao châu Á trên nền tảng đám mây” đầu tiên, nơi 100% hệ thống cốt lõi được mạng đám mây hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là mọi thứ đều nhanh hơn. Ví dụ, chỉ mất 5 giây để điểm thi đấu theo thời gian thực xuất hiện trong hệ thống”.

Giúp du khách nước ngoài sử dụng hệ thống thanh toán kỹ thuật số ở Hàng Châu dễ dàng hơn là một nỗ lực khác của nhóm. "Hàng Châu nổi tiếng là thành phố chạy trên hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Chúng tôi hy vọng mang lại sự thuận tiện đó cho những người bạn đến từ nước ngoài. Chúng tôi đã làm việc với các đối tác của mình và với sự hỗ trợ của chính quyền, đã giúp du khách nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để thực hiện thanh toán kỹ thuật số, cho dù đó là tiền ăn hay các chi phí khác. Du khách đã quen với một số hệ thống thanh toán nhất định, chẳng hạn như hệ thống ở Hàn Quốc, Thái Lan, Mông Cổ cũng như các quốc gia và khu vực khác, có thể sử dụng hệ thống mà họ thấy thoải mái để thanh toán. Họ cũng có thể liên kết thẻ tín dụng do nước ngoài phát hành tới Alipay. Điều này giúp những người bạn nước ngoài của chúng tôi thuận tiện hơn rất nhiều”, ông Xu chỉ ra. 

Vào ngày thi đấu đầu tiên của môn Điền kinh, công nghệ 3D đã được sử dụng để giới thiệu các vận động viên tại cuộc thi, khiến người hâm mộ phải kinh ngạc. Xie Zhenye - vận động viên giành huy chương vàng ở nội dung 100m nam và 4x100m nam trên Sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Hàng Châu - cho biết: "Đó là một điều bất ngờ. Trong một trận chung kết, mọi người đều thực sự lo lắng và khi chứng kiến điều gì đó như thế khiến bạn phấn chấn, khiến bạn có động lực hơn. Có lẽ, nó đã gây ấn tượng sâu sắc hơn đối với những người trên khán đài theo dõi cuộc thi. Tôi hy vọng, công nghệ như vậy sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai…”.

Phương Quyên (China Daily)