Làng ASIAD - “thành phố bọt biển”

Công trình xây dựng “thành phố bọt biển” thân thiện với môi trường đã giữ cho đường phố của Làng Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) luôn trong tình trạng sạch sẽ và khô ráo…

hangzhou-asian-games-village-technical-officials-village-block-3-1696482191.jpg
Làng ASIAD ở Hàng Châu

Khi bạn đi dạo qua Làng ASIAD ở Hàng Châu, một trong những điều đầu tiên đập vào mắt bạn là những con đường sạch sẽ. Nếu bạn đổ một chai nước lên mặt đường, bất kể nó chảy nhanh đến đâu, nó sẽ nhanh chóng được hấp thụ và mặt đường chỉ một thoáng đã trở nên khô ráo, giống như có phép thuật vậy. Trên thực tế, hiện tượng này là kết quả của việc quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị chu đáo trong quá trình phát triển “thành phố bọt biển” của Làng. 

“Thành phố bọt biển” là một khái niệm trong quản lý nước mưa đô thị nhằm mục đích làm cho các thành phố có khả năng chống chịu tốt hơn trước những thay đổi của môi trường và được trang bị tốt hơn để xử lý các thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như thảm họa do mưa lớn gây ra. Như tên gọi gợi ý, “thành phố bọt biển” hấp thụ, lưu trữ và lọc nước mưa khi mưa rơi và khi cần thiết, giải phóng và sử dụng lượng nước được lưu trữ, cho phép nước mưa chảy tự do trong môi trường đô thị. 

bus-1696482287.png
Xe buýt tự lái tại Làng ASIAD sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo hành khách tận hưởng một hành trình suôn sẻ. 

Khu Truyền thông trong Làng ASIAD ở Hàng Châu có diện tích khoảng 196.000 mét vuông, đã được vinh danh là hình mẫu cấp tỉnh trong việc phát triển các “thành phố bọt biển”. Hơn nữa, nó còn nhận được sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ trung ương như một dự án kiểu mẫu ở quận Tiêu Sơn của Hàng Châu. Theo Geng Lei - nhân viên của Trung tâm Công nghệ Thông tin của Làng ASIAD - khái niệm “thành phố bọt biển” ban đầu tập trung vào việc quản lý nước mưa chảy tràn đô thị, tuy nhiên, sau đó nó đã phát triển để bao gồm các khía cạnh dân cư, đòi hỏi phải tích hợp với thiết kế kiến trúc tổng thể. Geng cho biết thêm, việc xây dựng “thành phố bọt biển” trong Khu Truyền thông là một ví dụ điển hình cho sự phát triển này, vì nó ưu tiên tính thẩm mỹ bằng cách tránh sử dụng nắp cống, mang lại mặt đường nguyên sơ và liền mạch. 

"Sự phát triển của thành phố bọt biển bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, Làng ASIAD đã chuyển từ quản lý nước mưa thông qua thấm, lưu giữ và lưu trữ sang cách tiếp cận toàn diện hơn về làm sạch, sử dụng và xả. Điều này đã tạo ra một hệ thống tuần hoàn nước mưa hữu cơ để hỗ trợ Đại hội Thể thao châu Á xanh. Hơn nữa, Làng còn triệt để tuân thủ triết lý phát triển ít tác động, thực hiện kiểm soát thận trọng cường độ xây dựng", Geng nói thêm. Họ đã thiết kế một nền bọt biển sinh thái, được chia thành các tiểu đơn vị dựa trên các vùng thu nước mưa, với các đặc điểm như vỉa hè thấm nước, không gian xanh và hồ chứa tái sử dụng nước mưa, được kết nối bằng hành lang sinh thái bọt biển. Điều này tạo thành một mạng lưới bọt biển sinh thái tổng hợp cho Khu Truyền thông. 

Geng giải thích: "Thành phố bọt biển cho phép nước mưa thấm vào đất một cách tự nhiên. Chúng tôi thu thập và xử lý nó cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như tưới cây xanh và làm sạch bề mặt".

Ngoài ra, các kiến trúc sư của Làng đã kết hợp thiết kế cảnh quan với các kỹ thuật phát triển ít tác động để làm cho thành phố bọt biển trong Khu Truyền thông trở nên thiết thực và hấp dẫn về mặt thị giác.

“Ví dụ, những con đường có thể trông giống như đường ray cao su, nhưng thực sự được làm bằng bê tông đặc biệt cho phép nước thấm qua, cho thấy chúng đã biến cả chức năng và vẻ đẹp thành một phần của thiết kế như thế nào. Chúng tôi đã quản lý hiệu quả lượng mưa chảy tràn bằng cách cân bằng số lượng và chất lượng nước, độ an toàn và sinh thái, sự phân bố và tập trung, cả trên và dưới mặt đất. Điều này giảm thiểu tác hại đến môi trường tự nhiên do phát triển đô thị gây ra", Geng nói.

Hoàng Hà (China Daily)