Các phương án tổ chức giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2023

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã đưa ra dự thảo hệ thống thi đấu giải vô địch quốc gia để hướng tới sự phù hợp với lịch thi đấu quốc tế, đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn, chuyên môn cao và thu bút được sự theo dõi của khán giả.

bong-chuyen-3-1658552805.jpg

Trước thực trạng bóng chuyền Việt Nam đòi hỏi cần có sự thay đổi, thích ứng khi ở giải vô địch quốc gia hiện đang có số lượng đội nhiều, nhiều hơn giải hạng A, đặc biệt là ở nội dung nữ. Ngoài ra, về thời gian thi đấu vẫn chưa phù hợp, ảnh hưởng đến kế hoạch tập trung đội tuyển quốc gia tham dự các giải đấu quốc tế.

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) đã đưa ra dự thảo hệ thống thi đấu giải bóng chuyền vô địch Quốc gia. Với mục tiêu phát triển nền bóng chuyền Việt Nam mạnh mẽ hơn trong tương lai, Liên đoàn đã đề xuất những phương án mới được áp dụng cho giải Bóng chuyền vô địch quốc gia.

Dự kiến, giải vô địch quốc gia sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn:

Trong dự thảo, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập huấn đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế, giải vô địch quốc gia sẽ chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: từ tháng 1 đến tháng 5

- Giai đoạn II: từ tháng 10 đến tháng 12

Nhìn vào các giải đấu ở Nhật Bản, Nga, Ý hay gần với chúng ta nhất là Thái Lan, Ban Tổ chức cho các vận động viên thi đấu gói đầu 2 năm như năm học của học sinh sinh viên Việt Nam. Do đó, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có nên làm như thế này theo xu hướng chuẩn của thế giới không?

VFV cũng đã đưa ra 6 phương án tổ chức và số lượng các đội tham gia, bao gồm:

- Phương án 1: 10 đội nam và 10 đội nữ thi đấu tập trung, chia nhỏ giai đoạn thi đấu vào cuối tuần phục vụ người hâm mộ. Mỗi đội sẽ thi đấu 14 trận.

Phương án này sẽ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt (trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5). Sau đó sẽ tính tổng điểm cả 2 vòng để xếp hạng từ 1-10. Các đội xếp hạng 9 và 10 tham dự Vòng chung kết giải hạng A cùng 6 đội nam và 6 đội nữ vượt qua vòng bảng giải hạng A trong cùng năm. Hai đội nhất, nhì Vòng chung kết giải hạng A được tham dự giải vô địch quốc gia năm sau.

bong-chuyen-2-1658552805.jpg

Giai đoạn 2 sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở Vòng chung kết (trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12).

- Phương án 2: 10 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu tập trung

Phương án này cũng chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn 2 lượt (từ tháng 1 đến tháng 5). Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở Vòng chung kết (tháng 10 đến tháng 12).

- Phương án 3: 10 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu sân nhà sân khách

Giai đoạn 1 sẽ thi đấu vòng tròn lượt đi (trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 5): 45 trận nam, 45 trận nữ (tổng 90 trận, mỗi tuần thi đấu 10 trận). Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn lượt về: 45 trận nam, 45 trận nữ. Đối với các đội từ hạng 5 đến hạng 10 sẽ đấu 18 trận, các đội từ hạng 1 đến hạng 4 sẽ đấu 19 trận.

- Phương án 4: 8 đội nam và 8 đội nữ

Giai đoạn 1 các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt (trong khoảng tháng 1 đến tháng 5). Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở vòng chung kết.

- Phương án 5: 8 đội nam và 8 đội nữ

Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn 1 lượt. Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở vòng chung kết.

- Phương án 6: 8 đội nam và 8 đội nữ, thi đấu sân nhà sân khách

Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn lượt đi, giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn lượt về.

Trong trường hợp giảm xuống 8 đội trong tương lai thì trong 1-2 mùa giải tới số lượng các đội xuống hạng sẽ tăng lên, cùng với đó sự kịch tính và hấp dẫn sẽ được đẩy lên cao. Tuy nhiên, để có thể giảm xuống 8 đội thì VFV cần thêm thời gian giảm dần để không ảnh hưởng tới chất lượng giải đấu.

Được biết, sau khi trao đổi lấy ý kiến, hiện tại đa số các đội bóng đang tán thành với phương án I, đó là 10 đội nam và 10 đội nữ thi đấu tập trung, chia nhỏ giai đoạn thi đấu vào cuối tuần phục vụ người hâm mộ. Đến khoảng tháng 10, VFV sẽ thống nhất phương án tổ chức giải vô địch quốc gia 2023, sau đó sẽ gửi tới các đội bóng.

P.V