Campuchia đầu tư hệ thống VAR cho môn Bóng chuyền tại SEA Games 32

Để chuẩn bị cho SEA Games 32 diễn ra vào tháng 5 tới, Liên đoàn Bóng chuyền Campuchia (VFC) thông báo đã mua công nghệ Video Assistant Referee (VAR) và sẽ sử dụng nó tại SEA Games 32 nhằm hỗ trợ công tác điều hành của các trọng tài, qua đó giảm thiểu sai sót sau những tình huống tranh cãi từ trọng tài điều hành chính trên sân.

mat-than-1-1675403472.jpg
Liên đoàn Bóng chuyền Campuchia (VFC) sử dụng công nghệ hỗ trợ trọng tài tại SEA Games 32 nhằm giảm thiểu sai sót

Tại SEA Games 31 tại Việt Nam, hệ thống 16 camera đã được Liên đoàn Bóng chuyền châu Á lắp tại Nhà thi đấu Đại Yên (Quảng Ninh) để phục vụ cho Đại hội nhằm có những hình ảnh ghi lại các khoảnh khắc gây tranh cãi nhất.

Theo ông, Aing Serey Piseth - Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Campuchia (VFC) - cho biết, Liên đoàn đứng đầu là Cảnh sát trưởng Quốc gia Neth Savoeun và Sar Sokha - Thư ký của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao - đã giới thiệu thiết bị VAR với mục đích cải thiện độ chính xác của hệ thống tính điểm trước các cuộc thi lớn.

Liên đoàn Bóng chuyền Campuchia cho biết: “Tôi tin rằng chúng tôi là quốc gia thứ tư trong khu vực ASEAN sử dụng công nghệ mới này. Các liên đoàn từ Thái Lan, Indonesia và Philippines có hệ thống VAR của riêng họ.

Singapore, Malaysia và Việt Nam đều thuê thiết bị từ Thái Lan khi họ tổ chức các trận đấu trước đó. Bây giờ chúng tôi có một hệ thống của riêng mình, chúng tôi sẽ có thể cải thiện các giải đấu quốc gia của mình, cũng như các giải đấu quốc tế”.

mat-than-3-1675403472.jpg
SEA Games 31 tại Việt Nam, hệ thống 16 camera đã được Liên đoàn Bóng chuyền châu Á lắp tại Nhà thi đấu Đại Yên (Quảng Ninh)

Ông Serey Piseth đã thảo luận về việc mua VAR tại trận chung kết Anchor Slamball diễn ra vào ngày ngày 28/1, một giải đấu được tài trợ bởi một công ty nước giải khát địa phương có 8 đội tham dự.

Liên đoàn Bóng chuyền Campuchia gần đây đã đầu tư rất nhiều vào công tác đào tạo trọng tài và chuyên viên kỹ thuật, bên cạnh việc học cách sử dụng hệ thống VAR, họ đang nghiên cứu cách quản lý Hệ thống thông tin bóng chuyền và Chương trình máy tính bảng điểm điện tử.

Ông Serey Piseth nói thêm: “Trong quá khứ, trọng tài chịu rất nhiều áp lực. Đôi khi họ mắc sai lầm hoặc các cầu thủ không chấp nhận quyết định. Với công nghệ mới, sẽ có ít tranh cãi hơn.

Các trọng tài bắt chính đều là người của liên đoàn, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Mặc dù vậy, nếu họ không chính xác, họ có thể bị phạt hoặc bị đình chỉ giấy phép trọng tài”.

SEA Games 32 đang đến gần và rõ ràng bóng chuyền Campuchia đang thấy sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chỉn chu.

Được biết, năm 2014, Liên đoàn Bóng chuyền thế giới (FIVB) lần đầu tiên đã đưa Video Challenge Eyes (mắt thần) vào thử nghiệm tại giải vô địch thế giới. Các kỳ Olympic gần nhất vào năm 2016 và 2020 tại Brazil và Nhật Bản thì FIVB có áp dụng phương tiện này ở giải đấu.

P.V