1 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: Nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa

Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 được tổ chức ngày 22/12/2022 cho thấy: Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, việc xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra với 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp cụ thể. Có thể nói, sự phát triển của văn hoá, đang ngày càng nhận được sự quan tâm và chú trọng đầu tư của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội như Tổng Bí thư đã phát biểu: “Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của dân tộc”.

Sau 1 năm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể hóa trong hoạt động của Bộ cũng như các Bộ, ban, ngành và các địa phương trên cả nước.

qc-hoi-nghi-1671700186.jpg
Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. 

Đánh dấu sự chuyển biển rõ rệt về nhận thức và hành động

Hội nghị Văn hóa toàn quốc đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống kinh tế-xã hội.

Thứ nhất, sự chuyển biến về nhận thức. Toàn Đảng, toàn dân có nhận thức rõ hơn, toàn diện hơn về vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước. “Văn hóa còn, dân tộc còn”. Các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là ngành Văn hóa tổ chức đa dạng các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa đến từng người dân. Mỗi cán bộ, mỗi quần chúng nhân dân có ý thức sâu sắc hơn về vai trò của cá nhân và cộng đồng trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, cũng như vai trò của văn hóa trong việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội.

Thứ hai, sự chuyển biến về hành động. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc, cùng với việc ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, các địa phương, các ban, ngành đã triển khai ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Nhiều hội nghị, hội thảo bàn về các vấn đề phát triển văn hóa được triển khai từ cấp Trung ương đến các địa phương. Đầu tư ngân sách cho văn hóa ở nhiều địa phương có sự chuyển biến, gia tăng rõ rệt.

Ngay sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào tháng 11 năm 2021, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đảng uỷ Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo các cấp uỷ đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thông qua sinh hoạt chi bộ, hội nghị sinh hoạt tập thể nghiêm túc tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về toàn văn nội dung Kết luận của Đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, đặc biệt là phổ biến đầy đủ 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp và quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Chỉ đạo Ban Thường vụ Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ và Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ thực hiện việc tuyên tuyền, quán triệt nội dung Kết luận của Đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc. Chỉ đạo các báo, tạp chí, trung tâm thông tin của Bộ, các Tổng cục, Cục, đơn vị thông qua các ấn phẩm báo chí có trách nhiệm tuyên truyền toàn văn Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đến đông đảo công chúng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đảng ủy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ nội dung của Hội nghị và Kết luận của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới toàn thể các đảng viên, cán bộ trong cơ quan. Nội dung phổ biến, quán triệt được thực hiện bằng nhiều hình thức: Trong sinh hoạt chi bộ, giao ban cơ quan, trong xây dựng, triển khai các kế hoạch làm việc của các phòng, ban, đơn vị. Nhận thức được rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Đảng ủy Bộ đã xây dựng và ban hành văn bản để chỉ đạo các cấp uỷ đảng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ về Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hoá toàn quốc...

Các báo, tạp chí, trung tâm thông tin của Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thường xuyên đăng các tin, bài phản ánh về kết quả Hội nghị Văn hóa toàn quốc và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tạo sự đồng thuận trong toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.

Tại các địa phương, công tác quán triệt, triển khai kết luận của Tổng Bí thư cũng được các Ban Thường vụ Tỉnh/Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo, tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ, đồng thời chỉ đạo ngành văn hoá có kế hoạch triển khai sâu rộng các nhiệm vụ đặt ra theo Kết luận của Tổng bí thư, phù hợp với tình hình địa phương.

Bên cạnh đó, nhằm triển khai hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư, Bộ đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (Quyết định số 3117/QD-BVHTTDL ngày 29/11/2022). Việc xây dựng Kế hoạch đã cụ thể hóa 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp nêu trong Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 thành các nhiệm vụ chương trình, đề án, dự án, quy hoạch và các hoạt động phát triển sự nghiệp ngành văn hóa. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ cũng chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của Tổng bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 bám sát chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Các địa phương cũng sớm ban hành Kế hoạch hành động triển khai kết luận của Tổng bí thư và Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030.

Nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo

Một trong những kết quả quan trọng đạt được sau 1 năm triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đến nay nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được nâng lên rõ rệt. Nhận thức về vị trí, vai trò của xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng trong thời kỳ đổi mới đã được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc theo tinh thần Kết luận của Tổng Bí thư: “tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dán tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát trỉên” và “soi đường cho quốc dân đi”.

Tại các địa phương, nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của văn hoá trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đã được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động văn hoá được quan tâm tổ chức phong phú, đa dạng hơn. Đầu tư cho văn hoá ở nhiều địa phương có sự gia tăng rõ rệt.

Công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước. Việc phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến tạo động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đơn vị .

Công tác tuyên truyền, giáo dục được Bộ quan tâm triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền về tổ chức Lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn cùa đất nước; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các chi bộ, đảng bộ tồ chức các đợt sinh hoạt chính trị để tuyên truyền về Hội nghị Văn hoá toàn quốc; Tuyên truyền, học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các bài học lý luận chính trị (mới) trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Các đơn vị thuộc Bộ, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, cũng tham gia tuyên truyền bằng các hình thức phong phú như hoạt động bảo tàng, thư viện, cổ động trực quan, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, cuộc thi, liên hoan, hội thi, hội diễn gắn với chủ đề xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ. Tập trung tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn minh; ứng xử văn hóa trong các cơ quan, đơn vị... Đặc biệt những giá trị văn hóa tốt đẹp con người Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Ngành điện ảnh thông qua việc đặt hàng các tác phẩm điện ảnh (các thể loại truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình) có nội dung tư tưởng và chất lượng tốt đã góp phần tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước.

Ngành nghệ thuật biểu diễn triển khai thực hiện chương trình “Tổ chức Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19”, Chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật thuộc Trung ương và huy động sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ trên cả nước dàn dựng, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật có nội dung, hình thức hấp dẫn, ý nghĩa nhằm lan tỏa truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân Việt Nam; Phát 10 số với chủ đề "San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch" trên các kênh youtube của Cục nghệ thuật biểu diễn và nền tảng mạng xã hội; đẩy mạnh sáng tác, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Tổ chức các Chương trình nghệ thuật trên truyền hình phục vụ và định hướng chính trị sau đại dịch COVID-19, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19; Tổng cục Du lịch Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch văn hóa, các khu, điểm du lịch di sản, du lịch văn hóa trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch như website, mạng xã hội, ứng dụng du lịch, phối hợp với Google tổ chức ra mắt Dự án "Google Arts& Culture - Kỳ quan Việt Nam" quảng bá vẻ đẹp các kỳ quan, điểm đến nổi tiếng của Việt Nam. Google Arts & Culture được mệnh danh là bảo tàng số của nhân loại về các giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử mang tính toàn cầu. Tổ chức giới thiệu nền tảng số "Google Arts & Culture" đến các sở quản lý du lịch, các điểm du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch trên toàn quốc nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Kết quả xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập gắn với giữ gìn, phát huy giá trị thuần phong, mỹ tục và các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình, con người Việt Nam.

Ngay từ đầu năm 2022, Bộ đã phát động chủ đề công tác năm "Năm xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ". Có thể nói, "xây dựng môi trường văn hóa" là vấn đề được toàn Ngành hết sức quan tâm. Theo đó, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo.

Trong thời gian qua, Tổng cục Thể dục thể thao đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW.

Có thể nói, “xây dựng môi trường văn hóa” là vấn đề được toàn Ngành hết sức quan tâm. Theo đó, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ.

Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử - văn hóa 1 năm qua cũng thu được nhiều thành tích.

Ngày 6/7/2022, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), tại thủ đô Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026. Tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Thực hành Then Tày, Nùng, Thái được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái được được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

44ae-1671724372.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị các hồ sơ khoa học trình UNESCO ghi danh trong năm 2022: Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Tháng 6/2022), Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (Tháng 12/2022). Các hồ sơ di sản vật thể và phi vật thể được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ cho phép gửi đề cử ghi danh của Unesco: Hồ sơ khoa học của di sản “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản thế giới; hồ sơ “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” (An Giang) được gửi UNESCO để đề cử UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại; gửi 02 hồ sơ khoa học di sản tư liệu đề cử đưa vào Danh mục di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO xét vào năm 2022: Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn và Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943). Hướng dẫn các địa phương xây dựng hồ sơ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh), Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang), Hang Con Moong (Thanh Hóa) trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Chuẩn bị các hoạt động nhằm xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO đối với các di sản văn hóa phi vật thể: Mo Mường (Hòa Bình), Võ cổ truyền Bình Định (Bình Định) và Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang)....

Cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 bằng những 9 nhiệm vụ cụ thể: Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030; Chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua các di tích, di sản văn hóa phi vật thể, các bảo tàng từ Trung ương đến địa phương...

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ sự đa dạng của văn hóa của các dân tộc, vùng miền, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Bộ VHTTDL rất quan tâm đến công tác dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đồng thời bảo vệ sự đa dạng văn hóa của các dân tộc.

Bộ đã tổ chức các Lớp tập huấn, truyền dạy về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; Tổ chức các Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các địa phương...

Ngành điện ảnh cũng góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận với đời sống văn hóa thông qua các đội chiếu phim lưu động. Các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thư viện cũng được đẩy mạnh tổ chức.

Hiện nay, Bộ đang triển khai các đề án nhằm hoàn thiện các thiết chế, sản phẩm văn hoá, thể thao, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, thể thao cho nhân dân. Cụ thể như: Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án Phát triển văn học nghệ thuật góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam giai đoạn 2025-2030, Đề án đầu tư quảng bá các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của Việt Nam và thế giới…

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ

Một trong các nội dung công tác năm 2022 cuả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công tác cán bộ. Hiện nay, Bộ đang triển khai các đề án: Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá, nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030, Đề án đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các thiết chế văn hoá - thể thao, Đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hoá, thể thao và du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Bên cạnh đó, theo kế hoạch hàng năm, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá như “Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động, dịch vụ thư viện cho trẻ em”, “Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số ngành thư viện”, “Nâng cao nghiệp vụ về công tác bảo quản trị liệu hiện vật chất liệu gỗ và kim loại cho các bảo tàng, ban quản lý di tích” (khu vực phía Nam); “Văn hoá truyền thông”, “Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá 12 ở Việt Nam”... Bên cạnh đó, để hoàn thiện tiêu chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, Bộ đã ban hành một loạt Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức các chuyên ngành thư viện, văn hóa cơ sở, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh… Đội ngũ cán bộ của ngành càng ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tại các địa phương, công tác cán bộ ngành văn hóa cùng ngày càng được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ cán bộ từng bước được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được lãnh đạo các Sở quan tâm đầu tư, phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương.

Quản lý nhà nước về văn hóa, xây dựng, hoàn thiện thể chế, đầu tư các nguồn lực cho văn hóa

Từ tháng 11/2021 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành 02 dự án luật (Luật Điện ảnh, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình); phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền ban hành 1 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ - phần về bản quyền tác giả); 2 Nghị định1 của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 2 ; ban hành 14 Thông tư. Để phục vụ công tác hoàn thiện pháp luật, Bộ đã tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến 15 chuyên đề để từ đó tìm ra những vấn đề còn thiếu, không còn phù hợp, chồng chéo, vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản hiện hành để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, như các văn bản liên quan đến quy định về xây dựng môi trường văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; giám định tư pháp; việc tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán, một số ngày kỷ niệm của đất nước, của các địa phương và các ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao; quy định pháp luật triển khai định danh và xác thực điện tử; tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID...

Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không tổ chức tập huấn triển khai thi hành Luật cho khối địa phương nhưng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu triển khai văn bản quy phạm pháp luật của ngành. Năm 2022, Bộ đã tổ chức 3 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp chế tổ chức tại 2 tỉnh Hà Giang, Cần Thơ cho 500 công chức các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 1 Hội nghị tại Hà Nội cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ; tổ chức 3 Hội nghị tập huấn và đối thoại với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tìm hiểu và thực thi văn bản đảm bảo đạt hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng môi trường văn hóa số

Xây dựng môi trường văn hóa số là nhiệm vụ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt quan tâm. Đề án “Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật” được xây dựng, triển khai đến mọi lĩnh vực về văn hóa nghệ thuật. Một loạt các chương trình chuyển đổi số đã được Chính phủ phê duyệt như: Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, Đề án “Trung tâm phát hành phim trực tuyến”... Đã hoàn thành xây dựng “Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trong xây dựng sản phẩm chủ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch”, Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2030 (hoàn thành tháng 12/2022).

Trong bối cảnh đại dịch COVID, các hoạt động văn hóa nghệ thuật càng được đầu tư công nghệ số. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật không khán giả được phổ biến rộng rãi thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội… đạt hiệu quả cao.

Ở địa phương hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều thư viện công cộng cấp tỉnh đã tăng cường cập nhật, tuyên truyền quảng bá trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội,...; ứng dụng các phương thức mới, hiện đại trong quản lý, điều hành thư viện và hoạt động nghiệp vụ. Triển khai mô hình hiện đại trong phục vụ như “Thư viện thông minh lưu động” tại Thư viện KHTH thành phố Hồ Chí Minh, Không gian chia sẻ S.HUB tại Thư viện KHTH Đà Nẵng, Ứng dụng mã QR đọc tài liệu trên thiết bị di động của Thư viện thành phố Cần Thơ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian sẽ nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; Tiếp tục quán triệt, phổ biến sâu rộng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 33 - NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và kết luận của Tổng bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý; Khắc phục bất cập, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thực thi. Thể chế hóa chủ trương chuyển đổi số trong quản lý, vận hành, khai thác các sản phẩm cơ bản trong lĩnh vực văn hóa như: di tích, bảo tàng, phim, tranh ảnh, biểu diễn, thư viện...

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế Nâng cao chất lượng hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong tình hình mới, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa; nếp sống văn hóa công sở, đơn vị, cộng đồng dân cư và nơi công cộng.

Lựa chọn một số nội dung cụ thể của Phong trào để tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong gia đình, công sở, doanh nghiệp, trường học và nơi công cộng. Tổ chức, đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thể thao để đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt đội ngũ những 17 người làm công tác văn hóa văn nghệ; Củng cố, hoàn thiện cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa; Xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động văn hóa; Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong hoạt động văn hóa.

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.

P.V