Theo đó, Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá tình hình, thực trạng công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở Việt Nam; Làm rõ các kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình thực hiện; Trao đổi, thảo luận xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, dân tộc học và các nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, người am hiểu bản sắc văn hóa là người dân tộc Lự… về các vấn đề lý luận, thực tiễn bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống; Các giải pháp trong việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch thời gian tới; Tổng hợp ý kiến góp ý của chuyên gia để hoàn thiện báo cáo tổng hợp đề tài.
Nội dung tham luận tại Hội thảo mang tính khoa học, tính đúng và tính mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và dân tộc Lự nói riêng, trong đó tập trung vào nhóm các nội dung trọng tâm:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa và văn hóa trang phục; Dân tộc Lự ở Việt Nam và văn hóa dân gian của dân tộc Lự ở Việt Nam; Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch; Thành tựu và tồn tại, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch; Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch; Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số mô hình bảo tồn, phát huy trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam gắn với phát triển du lịch.
Thời gian diễn ra Hội thảo vào quý III, IV năm 2023 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
AT