Truyền thông về doping thay đổi nhận thức VĐV

Đại hội thể thao toàn quốc 2022 đã có một điểm nhấn độc đáo. Đó là mang khẩu hiệu “Play True” (tạm dịch: thi đấu trung thực), các trạm doping của Ban tổ chức bắt đầu thực hiện công tác tuyên truyền về tác hại của doping cũng như đưa ra các mục tiêu hoạt động từ đó giúp VĐV, HLV hiểu rõ hơn tác hại của việc sử dụng chất cấm.

Đại hội thể thao toàn quốc 2022 đã có một điểm nhấn độc đáo. Đó là mang khẩu hiệu “Play True” (tạm dịch: thi đấu trung thực), các trạm doping của Ban tổ chức bắt đầu thực hiện công tác tuyên truyền về tác hại của doping cũng như đưa ra các mục tiêu hoạt động từ đó giúp VĐV, HLV hiểu rõ hơn tác hại của việc sử dụng chất cấm.

Điểm mới là không chỉ nói, những người làm công tác y tế-doping của Đại hội đã đưa kỹ thuật số vào bằng việc tổ chức các bài thông tin trắc nghiệm giúp người tiếp nhận khi tải về điện thoại sẽ có thêm dữ liệu rõ hơn sau khi trả lời kiểm tra.

533-1672305292.jpg

Trước khi Đại hội thể thao toàn quốc lần 9-2022 diễn ra, Ban tổ chức đã có văn bản số 248 (ban hành ngày 25-11-2022) để ghi rõ các yêu cầu và nhiệm vụ trong phòng,chống doping với 65 đơn vị dự giải. Văn bản ghi rõ nội dung về danh mục chất cấm của tổ chức phòng chống doping quốc tế WADA cũng như khuyến cáo việc sử dụng thuốc như thế nào khi dự Đại hội lần này. Kết thúc ngày 6/12, trưởng 65 đoàn dự Đại hội đã ký cám kết về phòng, chống doping trong thi đấu.

Song song với công tác kiểm tra Doping, công tác truyền thông, giáo dục phổ biến kiến thức phòng chống Doping cho VĐV và HLV cũng được chú trọng và triển khai mạnh mẽ.

Không chỉ tại Đại hội thể thao toàn quốc lần này, trong các năm gần đây, Trung tâm Doping và Y học Thể thao đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông và Đài truyền hình sản xuất các chương trình tuyên truyền, đưa tin về công tác phòng, chống Doping trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của các HLV, VĐV…

534-1672305292.jpg

Giám đốc Trung tâm, Trưởng tiểu ban Phòng chống doping Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 9 - 2022, ông Nguyễn Văn Phú (đứng giữa trong hình trên) cho biết. “Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ cùng các Sở VHTTDL; Sở VHTT; các Trung tâm đào tạo VĐV; các giải thể thao quốc gia trong phạm vi toàn quốc để tổ chức công tác giáo dục, truyền thông về phòng chống Doping cho VĐV và HLV cùng các đối tượng liên quan khác. Bên cạnh đó Trung tâm còn phối hợp tham gia giảng dạy tại các đơn vị và Trường Đại học Y Hà Nội về các chuyên đề như dinh dưỡng cho VĐV; danh mục các chất cấm và phương pháp cấm trong và ngoài thi đấu thể thao; quy trình lấy mẫu và xét nghiệm Doping… Các tài liệu truyền thông đều được Trung tâm biên soạn có chất lượng, cập nhật các kiến thức mới nhất về phòng chống Doping trên thế giới để học viên nhanh chóng nắm vững các quy trình, các biện pháp triển khai phòng chống Doping”.

Gắn với các công tác Y học thể thao, Trung tâm thường xuyên phối hợp với các Liên đoàn thể thao quốc gia, Vụ Thể thao thành tích cao và Vụ Thể thao quần chúng trong việc cử cán bộ y tế tham gia công tác trọng tài, kiểm tra, phân loại VĐV, công tác đảm bảo y tế tại các giải thể thao trong toàn quốc, tham gia trực tiếp công tác chăm sóc sức khỏe, chữa trị chấn thương và phục hồi cho VĐV các đội tuyển quốc gia, chủ trì và tham gia y tế của Đoàn thể thao Việt Nam tại tất cả các Đại hội thể thao lớn như Olympic, Asian Games, SEA Games,  nỗ lực giải quyết, tăng cường đoàn kết, phát huy mọi tiềm lực để hướng tới mục tiêu chung là sự thành công của Thể thao Việt Nam trong thời gian tới.

Khánh Dương 

Link nội dung: https://thethaovietnamplus.vn/truyen-thong-ve-doping-thay-doi-nhan-thuc-vdv-a18908.html