Ngành văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2022: Nhiều điểm sáng quan trọng, tích cực, hiệu quả

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch. 

Cùng dự có các Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Đoàn Văn Việt. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo UBND 23 tỉnh, thành phố; lãnh đạo các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ và các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin,Thể thao và Du lịch. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp, trực tuyến, kết nối tới các tỉnh, thành phố.

hoi-nghi-so-ket-1657931995.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị.

Hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm

Báo cáo sơ kết 6 tháng trong lĩnh vực VHTTDL do Thứ trưởng Tạ Quang Đông trình bày cho thấy: các lĩnh vực công tác đã được tập thể lãnh đạo Bộ chỉ đạo "từ sớm, từ xa", trên tinh thần không né tránh, luôn nhìn thẳng vào những vấn đề còn hạn chế, tồn tại để có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Qua đó, các nhiệm vụ phát triển Ngành cơ bản bảo đảm tiến độ, chất lượng theo Kế hoạch đề ra.

Để triển khai hiệu quả các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ VHTTDL tiếp tục thực hiện phương châm hành động "Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến", phát động và triển khai chủ đề công tác năm 2022 "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ" với tinh thần quyết tâm, quyết tâm hơn nữa, để cùng với các ngành, các cấp từng bước hiện thực hóa mục tiêu chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam.

2164-1657932270.jpg
Thứ trưởng Tạ Quang Đông báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 trong lĩnh vực VHTTDL.

Về thể chế, Bộ chủ động tham mưu Chính phủ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Ba; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); phối hợp hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) phần quyền tác giả, quyền liên quan; tham gia ý kiến dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi).

Về Cải cách hành chính: 100% cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm và thực hiện chế độ báo cáo tình hình triển khai công tác cải cách hành chính định kỳ đúng quy định. Thực hiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ năm 2022, Bộ VHTTDL đã triển khai thực hiện 12/19 nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.

Trong lĩnh vực thể thao, SEA Games 31 được tổ chức thành công trên nhiều phương diện, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội đạt thành tích xuất sắc, ghi dấu ấn lịch sử, giành 446 huy chương, gồm 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc, 116 huy chương đồng, phá 21/41 kỷ lục tại Đại hội ở các môn Bơi, Điền kinh, Lặn, Xe đạp, Cử tạ. Đặc biệt, tiếp tục bảo vệ thành công huy chương vàng SEA Games của môn Bóng đá nam và huy chương vàng SEA Games lần thứ 7 của đội tuyển bóng đá nữ

Du lịch chính thức mở cửa lại hoàn toàn từ ngày 15/3/2022 và phục hồi nhanh tại các địa bàn trọng điểm, khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đạt 413.000 lượt khách, khách nội địa đạt 60,8 triệu lượt (vượt chỉ tiêu 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm). Công tác xây dựng môi trường văn hóa cơ sở được chú trọng, các sự kiện văn hóa, thể thao, nghệ thuật được tổ chức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 với những thuận lợi và thách thức đan xen. Tác động của xung đột chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao, dịch bệnh COVID-19 nói chung và tại các địa phương trọng điểm về văn hóa, du lịch nói riêng diễn biến phức tạp, nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch thiếu hụt cục bộ đã ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của Ngành trong 6 tháng đầu năm 2022, đặc biệt là nhiệm vụ mở cửa lại thị trường khách du lịch, chuẩn bị tổ chức SEA Games 31, tổ chức các chương trình nghệ thuật phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. 

Trong bối cảnh đó, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà Nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ của các địa phương, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tập thể Lãnh đạo Bộ đã phát huy tối đa sự đoàn kết, tinh thần chủ động - sáng tạo - quyết liệt, quan điểm linh hoạt - kịp thời - nhất quán - thông suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; đặt yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao sự chủ động, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của Bộ nói chung, của các đơn vị thuộc Ngành văn hóa, thể thao và du lịch nói riêng ở vị trí 18 ưu tiên hàng đầu. Các lĩnh vực công tác được tập thể lãnh đạo Bộ chỉ đạo “từ sớm, từ xa”, trên tinh thần không né tránh, luôn nhìn thẳng vào những vấn đề còn hạn chế, tồn tại để có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Qua đó, các nhiệm vụ phát triển Ngành cơ bản bảo đảm tiến độ, chất lượng theo Kế hoạch đề ra. Để triển khai hiệu quả các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển KTXH năm 2022 và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 nói chung, về phát triển văn hóa nói riêng, Bộ VHTTDL tiếp tục thực hiện phương châm hành động đã đặt ra cho cả nhiệm kỳ “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, phát động và triển khai chủ đề công tác năm 2022 “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ” với tinh thần quyết tâm, quyết tâm hơn nữa, để cùng với các ngành, các cấp từng bước hiện thực hóa mục tiêu chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam.

Dấu ấn từ các địa phương 

Chia sẻ tại Hội nghị, giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho biết, năm 2022, Quảng Nam vinh dự được chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia. Trong, 6 tháng qua tỉnh đã tập trung thực hiện 6 nhóm chủ đề với 64 sự kiện đã được Bộ phê duyệt, 10 sự kiện của Bộ tại tỉnh Quảng Nam. Đến thời điểm hiện nay, du lịch tại Quảng Nam lấy dược đà phát triển du lịch như thời điểm năm 2019. Trong 6 tháng, toàn tỉnh đã đón được 2,5 triệu lượt khách.

quang-canh-hoi-nghi-1657931994.jpg

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Nghệ An cho biết, ngay sau Lễ phát động do Bộ tổ chức tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Trong đó tập trung cho công tác truyền thông, tích cực xây dựng mô hình điển hình, hiện nay đã có 191 mô hình văn hóa cơ sở được công nhận.
Để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, bà Mỹ Hạnh thông tin cho hay, HĐND tỉnh cũng có Nghị quyết hỗ trợ 30 triệu đồng các CLB bảo tồn di sản văn hóa khi thành lập, đến nay toàn tỉnh có 124 CLB dân ca ví giặm, và nhiều CLB trình diễn văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Ngành cũng đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết hỗ trợ cho hoạt động văn hóa của mỗi xã với số tiền 100 triệu, đây được xem là bước đột phá trong thời gian qua.

Theo Giám đốc Sở VHTT Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Hà cho biết, Quảng Ninh địa phương đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 9 dự kiến diễn ra tháng 11/2022. Đây vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm đối với tỉnh. Xác định công tác chuẩn bị là khâu quan trọng, Quảng Ninh đã tăng cường thông tin tuyên truyền về Đại hội bằng nhiều hình thức. Tỉnh cũng sớm ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp với các vụ chuyên môn của Tổng cục TDTT rà soát các công trình, trang thiết bị để đáp ứng việc tổ chức Đại hội. Đồng thời, tỉnh cũng đã bố trí kinh phí, huy động nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng đó là chuẩn bị cơ sở vật chất với 360 khách sạn đạt tiêu chuẩn, 900 nhà nghỉ nhằm đáp ứng nhu cầu các đoàn khi về tỉnh dự Đại hội.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho biết, thông qua công tác tổ chức, triển khai thực hiện Chủ đề công tác năm 2022 của ngành VHTTDL, các ngành, các cấp, các địa phương đã nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, thông qua việc đổi mới tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở, cải thiện chất lượng hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật. Có thể nói, ở góc độ triển khai thực hiện đã được triển khai một cách bài bản, khoa học và quyết liệt, đến nay cũng đã có sự chuyển biến ban đầu.

Trong lĩnh vực Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết: 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 413 nghìn lượt. Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 tăng gấp đôi so với tháng 4; tháng 6 tăng gấp 4 lần so với tháng 5. Để thực hiện mục tiêu đón 5 triệu khách du lịch quốc tế năm 2022 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, ông Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, cần khai thác tốt các thị trường đã có kết nối lại hàng không như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây  u, Úc, ASEAN; chuyển hướng khai thác thị trường mới, có khả năng tăng trưởng: Ấn Độ, Mỹ, Trung Đông. Đồng thời cần tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam; tổ chức chương trình khảo sát tại Việt Nam cho hãng lữ hành, báo chí; phối hợp với các hãng hàng không triển khai các gói kích cầu…

pho-tong-cuc-truong-tong-cuc-tdtt-tran-duc-phan-tham-luan-tai-hoi-nghi-1657931995.jpg
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn tham luận tại Hội nghị.

Về kinh nghiệm trong tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) vừa qua tại Việt Nam, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cho biết, dù diễn ra trong giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19, song với nỗ lực tổng hợp và sự phối hợp đồng bộ, chúng ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 trên tinh thần triệt để tiết kiệm, đầu tư trọng tâm, trọng điểm song vẫn đảm bảo sự trọng thị, chu đáo, phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế. Ông Trần Đức Phấn cho rằng, SEA Games 31 là một ví dụ điển hình của sự phối hợp chặt chẽ giữa các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ. Nếu xem đây là một sự kiện của riêng ngành TDTT, chắc chắn Tổng cục TDTT không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Toàn ngành đã gặt hái được những thành công, trong đó có những điểm sáng quan trọng 

Nhìn nhận lại kết quả 6 tháng đầu năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá, toàn ngành thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn đan xen, nhất là hậu quả của đại dịch COVID tác động đã làm cho nhiều hoạt động đóng băng, tê liệt. Bộ trưởng nhẫn mạnh: “Với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo các địa phương, sau khi khống chế dịch bệnh, đặc biệt là sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021, toàn ngành đã có thêm động lực, tinh thần mới, niềm tin mới để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và với khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, ngành đã lựa chọn phương châm xuyên suốt của nhiệm kỳ là “Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến”. Từ đó, đã lựa chọn chủ đề năm công tác là “Năm môi trường văn hoá cơ sở và  công tác tổ chức cán  bộ”,  tạo hiệu ứng lan toả trong toàn ngành…”

bo-truong-nguyen-van-hung-phat-bieu-ket-luan-hoi-nghi-1657931995.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong 6 tháng đầu năm, với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo các địa phương, toàn ngành đã gặt hái được những thành công, trong đó có những điểm sáng quan trọng. Thành công bước đầu rõ nét là đã chuyển tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hoá, bám sát định hướng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế. 4 bộ luật trong đó có 2 bộ luật do Bộ chủ trì, 2 bộ luật do Bộ phối hợp đã được Quốc hội thông qua, có bộ luật đã cho ý kiến để thông qua tại kỳ họp tới. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đã tạo điều kiện để ngành thực thi công việc của mình bằng công cụ pháp luật, hướng tới tạo nguồn lực cho sự phát triển.

6 tháng đầu năm cũng là quãng thời gian mà Bộ huy động các nguồn lực, rà soát lại, tập trung chấn chỉnh đội ngũ cán bộ để từ đó vận hành tốt "cỗ xe tam mã", trong đó văn hóa giữ dây cương, là trung tâm. Ngành đã tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền, các địa phương nâng cao một bước nhận thức về văn hoá, đặt văn hóa ngang hàng với chính trị và kinh tế, từ đó để có sự đầu tư thỏa đáng hơn cho văn hoá.

Theo Bộ trưởng, chúng ta đã đi đúng hướng khi xác định môi trường văn hóa cơ sở là động lực của phát triển, là chiều sâu, là nơi tỏa sáng các giá trị văn hóa. Sau khi Bộ VHTTDL triển khai chủ đề năm công tác của Bộ tại Nghệ An, sức lan tỏa từ chủ đề năm không chỉ dừng lại ở cấp Bộ mà đã đi đến các địa phương, từ đô thị lớn đến vùng sâu, vùng xa.

Một điểm nhấn quan trọng nữa của ngành đó là việc tổ chức SEA Games 31 thành công, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Nhân dân đánh giá cao. Đây không chỉ đơn thuần là một sự kiện thể thao mà còn là hoạt động đối ngoại, nâng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế - một điểm đến an toàn, tạo hiệu ứng cho ngành du lịch thực hiện nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với đó, Du lịch cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó du khách nội địa đã hoàn thành chỉ tiêu năm 2022 chỉ trong 6 tháng, lượng khách quốc tế đang tăng trở lại, đóng góp vào GDP chung của cả nước, cùng Chính phủ và Nhân dân cả nước phục hồi, phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch.

Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, không được “đánh trống bỏ dùi”

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu, các hoạt động đã được phê duyệt cần rà soát, xem xét các đầu việc đã làm được bao nhiêu, còn bao nhiêu cần quyết tâm thực hiện, không được "đánh trống bỏ dùi". Theo đó, phải chuyển hóa kế hoạch trên bàn giấy thành các việc làm thiết thực. Đầu tiên là hướng vào xây dựng thể chế. Trong đó, phải tiếp tục hoàn thiện chương trình tổng thể về chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2045. 

bo-truong-trao-co-thi-dua-cho-cac-don-vi-1657931994.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc.

Trong đó, phải tiếp tục hoàn thiện  chương trình tổng thể về chấn hưng, phát triển  văn hoá Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Đây là chương trình được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm. Các địa phương cần phải đóng góp những gì để sau khi Đề án được ban hành, sẽ có được bóng dáng các địa phương trong đó.

Bộ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh chú ý rà soát, đồng hành cùng Bộ thông qua 6 nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án một cách sát, trúng, đúng yêu cầu. Một nhiệm vụ nữa là tập trung hoàn thiện qui hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá và thể thao để tích hợp chung vào Quy hoạch tổng thể quốc gia. Khi có mạng lưới qui hoạch đầy đủ, sẽ có cơ sở để thực thi chính sách, từ đó mới đầu tư, phân kỳ từng giai đoạn; nếu không sẽ manh mún, thậm chí phản tác dụng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, một vấn đề về thể chế nữa mà đó là quy hoạch về điểm đến và khu du lịch. “Chúng ta vui mừng khi trong 6 tháng đầu năm đã chứng kiến du lịch bùng nổ trở lại. Du lịch nội địa được xác định làm bệ đỡ cho du lịch Việt Nam, nhưng về lâu dài thì cần phải dựa trên Quy hoạch này mới thu hút đầu tư, tạo ra sản phẩm. Không ai khác là các Sở, các địa phương có tiềm năng du lịch phải đánh thức tiềm năng du lịch. Tổng cục Du lịch cần ráo riết, mạnh dạn để tổ chức thực hiện và sớm trình Chính phủ”-Bộ trưởng nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, thời gian tới phải tập trung cho nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 08 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Từ đó để xây dựng Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú ý đến đề án về thể thao thành tích cao. 

"Về môi trường văn hóa cơ sở, thời gian tới phải chú ý đến văn hóa nghệ thuật, làm sao để có nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều chương trình lưu diễn hay phục vụ khán giả. Lãnh đạo Bộ rất trăn trở về việc làm sao để có những tác phẩm sống mãi với thời gian" - Bộ trưởng bày tỏ và cho biết, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức các trại sáng tác để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác… “Chúng ta phấn khởi về những kết quả đã đạt được đồng thời cũng còn trăn trở về những gì còn bức xúc. Từ đó để tìm kiếm giải pháp thực hiện. Tôi hy vọng, sau Hội nghị, công việc của ngành sẽ tốt hơn, kết quả của 6 tháng sau sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng nói.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã trao Cờ Thi đua của Chính phủ cho các đơn vị thuộc Bộ có thành tích xuất sắc.

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022 

Về văn hóa, gia đình 

 - Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Di sản văn hóa; Xây dựng Nghị định Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 03 Thông tư . 

- Hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Quảng cáo và Hồ sơ lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. Quy định định mức kinh tế-kỹ thuật cho lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo trình tự, thủ tục rút gọn. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện, phát huy hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao các cấp. Hoàn thiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”.

 - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh. Tổ chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI và ban hành 05 Thông tư . - Hoàn thiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030”; Ban hành Quy tắc ứng xử nghề thư viện; Quy chế Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc (sửa đổi). Triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”. 

- Xây dựng Hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học; Nghị định về một số chế độ lao động, tuổi nghỉ hưu đối với nghệ sĩ trong các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn công lập; ban hành 07 Đề án11. Tổ chức Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc (đợt 2), Cuộc thi tài năng Múa rối toàn quốc 2022, Liên hoan Chèo toàn quốc 2022, Liên hoan Xiếc quốc tế 2022, Liên hoan Ban nhạc toàn quốc và  m nhạc ASEAN 2022. 

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; tổ chức “Triển lãm quảng bá, giới thiệu sản phẩm sơn mài truyền thống Việt Nam tại Hàn Quốc” để triển khai Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030. Tổ chức Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc, Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam, Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc. 

- Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và ban hành 01 Thông tư; Hoàn thiện hồ sơ đề xuất gia nhập Hiệp ước về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (Hiệp ước Marrakesh). 
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trình Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. 

Về Thể dục thể thao 

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trình Bộ Chính trị Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển thể dục, thể thao trong tình hình mới.

 - Ban hành: Đề án Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX; Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD giai đoạn 2022-2045; Đề án ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực thể dục thể thao. 

- Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện TDTT, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện TDTT ở cơ sở và nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021- 2030 của ngành VHTTDL. 

- Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao quốc tế trẻ em châu Á lần thứ 7 tại Nga; Đại hội Thể thao Văn hóa Pháp ngữ tại Congo, ASIAD 19 năm 2023 và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. - Tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 (dự kiến cuối năm 2022 tại tỉnh Quảng Ninh). 

Về Du lịch 

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

- Tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

- Hoàn thiện: Đề án phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam; Rà soát, điều chỉnh Đề án phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam; Đề án phát triển một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế; Quy chế điều phối hoạt động du lịch theo vùng phù hợp điều kiện thực tế phát triển các cụm, vùng du lịch và phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 

- Ban hành Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Triển khai dự án chuyển đổi số trong ngành Du lịch; tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh và xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh. 

- Xây dựng Kế hoạch và chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch. 

- Tổng kết Năm Du lịch quốc gia 2022 tại tỉnh Quảng Nam và triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 tại tỉnh Bình Thuận.

P.T

Link nội dung: https://thethaovietnamplus.vn/nganh-van-hoa-the-thao-va-du-lich-6-thang-dau-nam-2022-nhieu-diem-sang-quan-trong-tich-cuc-hieu-qua-a12110.html